Những kiêng kị trong đêm giao thừa bạn nhất định phải biết
Cập nhật lúc: 15/02/2018, 07:20
Cập nhật lúc: 15/02/2018, 07:20
Có một số điều kiêng kỵ đêm giao thừa tuy rất nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn tới tài lộc, may mắn của gia đình bạn vì thế nhất định không được lơ là, bỏ qua.
Vì vậy, theo quan điểm của dân gian có rất nhiều điều kiêng kỵ đêm giao thừa và chỉ khi tránh được việc đó chúng ta mới mong có một năm mới nhiều may mắn, tài lộc
Theo phong tục tập quán từ các cụ xưa truyền lại, người Việt có lệ làm lễ cúng giao thừa vào thời điểm giao thoa giữa năm mới và năm cũ. Bắt đầu từ 23h ngày 30 tháng Chạp đến 1h ngày mùng 1 tháng Giêng được coi là giờ Tý, là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ.
Ngoài mâm cỗ dâng lên gia tiên thì người ta còn làm lễ cúng giao thừa ngoài trời. Đó là do dân gian quan niệm rằng mỗi năm có một vị quan hành khiển cai quản cõi nhân gian, hết năm là lúc vị quan năm cũ bàn giao công việc với vị quan năm mới.
Lễ cúng giao thừa này thể hiện tấm lòng thành của gia chủ, tạ ơn quan cũ đã chăm sóc, đón chào quan mới đến và nguyện cầu những điều tốt lành nhất cho cả gia đình.
Không được đem trà uống thừa giội trên mặt đất để tránh lẫn lộn với vẩy nước.
Tục đón giao thừa cũng là nét văn hóa tốt đẹp chúng ta học từ người Hoa và họ quan niệm rằng, trước khi mời linh hồn tổ tiên về thì các thành viên trong gia đình phải đầy đủ, đồ cúng phải chu toàn. Vì thế, con cháu phải đoàn tụ đầy đủ rồi mới thực hiện các nghi lễ, nếu không thì mang ý nghĩ không tốt, dẫn đến gia đình không đoàn viên, tiền tài không dồi dào.
Sau khi đã mời linh hồn tổ tiên về thì chỗ hai bên bàn thờ không ai được ngồi. Nếu ngồi ở đây thì cũng như đang tranh giành chỗ ngồi của tổ tiên. 3. Không được tranh cãi ầm ĩ, càng không được phép mắng chửi người trong khoảnh khắc giao thừa và trong cả năm mới, nếu không chính là thể hiện sự không tôn kính tổ tiên.
Cần giữ gìn không cau có, giận dữ, gắt gỏng, la lối, cãi nhau, không sẽ gây sự bất hòa liên miên. Mọi người nên cố giữ hòa khí, người lớn tránh quát mắng, trẻ con tránh khóc lóc để giữ hòa khí một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.
Lúc đại tế linh hồn tổ tiên không được gọi to tên của trẻ nhỏ để tránh quỷ hồn vô chủ ngoài cửa lớn sau khi nghe được sẽ gây ra chết yểu. 6. Trong khi ăn cơm kỵ người khách đến làm phiền bởi vì sẽ làm cho cả gia đình không được an bình.
Tránh gây ra tiếng động lớn vì tiếng động lớn đánh thức ác quỷ.
Kỵ soi gương để tránh gặp “ác ma”.
Kỵ đổ dầu đèn ra nền nhà, nếu như mùi dầu mà át cả mùi rượu thì “ma quỷ” sẽ tỉnh dậy, khiến tai họa lũ lượt kéo đến.
Kỵ làm vỡ đồ vật vì như vậy sẽ có ý “phá vận”.
Trên đây là một số quan niệm của người Hoa về việc giữ bình an và may mắn cho năm mới trong đêm giao thừa và bữa ăn tất niên. Mong rằng mọi người lưu tâm vận dụng để có một năm mới thuận lợi, tốt lành. Ông bà ta cũng thường hay nói câu “có kiêng có lành” là ý như vậy.
Để lịch sự, tránh làm phật lòng người khác không nên nói những câu mang nghĩa phủ định. Nhất là trong bữa tối đêm giao thừa, nếu được người lớn tuổi gắp cho thức ăn cho thì thay vì nói "cháu không cần" hãy nói rằng “cháu có rồi”. Kết thúc bữa ăn có thể nói: "no quá" thay vì “hết rồi”.
Tránh nói những từ mang điềm xấu quá như "phá", "bại", "thua", "bệnh", "chết"... Nếu vô ý nói phạm vào điều kỵ gì đó thì bạn có thể hóa giải bằng cách nói "Lời trẻ con không có lỗi gì, không có vấn đề gì!".
Những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
13:14, 16/02/2018
07:14, 16/02/2018
08:34, 13/02/2018
07:20, 11/02/2018
13:01, 07/02/2018