23/11/2024 | 20:35 GMT+7, Hà Nội

Cúng giao thừa cần chuẩn bị gì và lưu ý khi làm lễ cúng giao thừa năm 2018

Cập nhật lúc: 13/02/2018, 08:34

Lễ cúng giao thừa được thực hiện vào ngày cuối cùng trong năm, là lễ cúng vô cùng quan trọng. Vậy cần chuẩn bị những gì để làm mâm cỗ cúng giao thừa 2018 sao cho đúng để rước lộc về nhà và những điều cần lưu ý khi làm lễ cúng giao thừa năm 2018

1. Tại sao có lễ cúng giao thừa?

Tại sao có lễ cúng giao thừa?

Tại sao có lễ cúng giao thừa?

Theo phong tục tập quán từ các cụ xưa truyền lại, người Việt có lệ làm lễ cúng giao thừa vào thời điểm giao thoa giữa năm mới và năm cũ. Bắt đầu từ 23h ngày 30 tháng Chạp đến 1h ngày mùng 1 tháng Giêng được coi là giờ Tý, là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ.

Ngoài mâm cỗ dâng lên gia tiên thì người ta còn làm lễ cúng giao thừa ngoài trời. Đó là do dân gian quan niệm rằng mỗi năm có một vị quan hành khiển cai quản cõi nhân gian, hết năm là lúc vị quan năm cũ bàn giao công việc với vị quan năm mới.

Lễ cúng giao thừa này thể hiện tấm lòng thành của gia chủ, tạ ơn quan cũ đã chăm sóc, đón chào quan mới đến và nguyện cầu những điều tốt lành nhất cho cả gia đình.

2. Cần chuẩn bị những gì để làm mâm cỗ cúng giao thừa

Cần chuẩn bị những gì để làm mâm cỗ cúng giao thừa

Cần chuẩn bị những gì để làm mâm cỗ cúng giao thừa

Việc cúng lễ quan trọng ở thành tâm, không phải cứ mâm cao cỗ đầy là đủ. Nhiều không hẳn là tốt, nhưng cũng chớ nên đơn giản quá mà cắt giảm mọi thứ, có những thứ sau đây gia chủ không thể không chuẩn bị: hương, đèn hoặc nến, trà, nước, hoa tươi.

Đó là những đồ để phục vụ cho lễ cúng, với mâm cỗ cúng giao thừa, gia chủ có thể chuẩn bị thịt gà luộc hoặc thịt lợn luộc, xôi hoặc bánh chưng, kẹo bánh, trái cây. Một mâm cỗ cúng giao thừa cần phải có những món ăn như vậy.

Tùy theo vùng miền mà mâm cỗ cúng có nhiều biến thể. Ví dụ, cỗ cúng giao thừa miền Bắc bên cạnh gà trống và xôi, bánh chưng thì đồ lễ cần chuẩn bị có cả cau trầu, rượu thuốc, mứt kẹo, vàng mã.

Còn người miền Nam làm mâm cỗ cúng giao thừa đơn giản hơn với những đồ đặc trưng như đèn hoa, tiền vàng, một trái dừa tươi, song nhiều nhà cầu kì hơn thì cúng thêm cả thủ lợn luộc, gà trống luộc, bánh chưng, xôi, chè.

Tuy mâm cỗ cúng giao thừa theo vùng miền có thể khác nhau, nhưng khi dâng lễ giao thừa trong nhà thì phải chú ý, đồ cúng chay mới được đặt lên ban thờ chính, cỗ mặn phải để ở bàn con bên dưới.

Thường thì người ta chỉ để hoa tươi, trái cây và một ít vàng mã lên ban thờ chính mang tính tượng trưng mà thôi. Có điều này cần phải nhắc nhở, gia chủ không nên cắm “cành vàng lá ngọc” (hàng mã) lên bàn thờ bởi có thể gây ra những trường khí âm bất lợi cho vận trình của gia đình.

Mâm cúng ngoài trời cũng được chuẩn bị tương tự, gia chủ nên có sự chuẩn bị kĩ càng từ trước đó để tỏ rõ được lòng thành. Tới giờ khắc giao thừa 2018, gia chủ sắp mâm lễ rồi thắp đèn nến, rót rượu, thắp nhang và khấn vái.

Bài văn khấn giao thừa này gia chủ có thể học thuộc hoặc chuẩn bị bằng giấy từ trước, nhìn vào đó để khấn cho đúng, cho đủ. Sau 3 tuần hương, gia chủ có thể hóa vàng mã để dâng lên các vị thần cai quản trong năm.

3. Lễ cúng giao thừa 2018 cần lưu ý những gì?

Lễ cúng giao thừa 2018 cần lưu ý những gì?

Lễ cúng giao thừa 2018 cần lưu ý những gì?

Năm Mậu Tuất 2018 do quan Việt Vương hành khiển, Thiên Bá hành binh chỉ thần, Thành Tào phán quân. Khi làm lễ và đọc văn khấn, gia chủ cần gọi đúng tên các vị thần, tránh chuyện nhầm lẫn sẽ mất phần tôn kính, giảm đi sự thành tâm của gia chủ.

Cúng giao thừa 2018 cần chú ý đến cả hướng đặt mâm lễ. Lễ cúng giao thừa năm Mậu Tuất nên đặt theo hướng Bắc hoặc hướng Đông, tùy theo từng gia đình. Hướng Bắc là để dâng cúng Thượng Đế, còn hướng Đông là dâng cúng Thiên Tử, tức vua.

Theo lệ xưa, cầu kì hơn thì mâm cỗ cúng giao thừa sẽ có gà trống vàng, xôi đỏ, bánh chưng xanh cùng các loại sơn hào hải vị khác. Gia chủ bày 9 chén rượu theo ba màu đỏ, trắng, vàng, trong đó màu đỏ để vận đỏ như son, màu trắng để tiền tài lộc lá, màu vàng để bình yên, may mắn.

Tiếp đó lại dâng lên 5 chén trà theo 5 hương vị trà khác nhau, có thể là trà sen, trà nhài, trà bưởi… Mâm ngũ quả phải chọn lựa màu sắc, hình dáng sao cho đầy đặn đẹp mắt, trên mâm ngũ quả cài thêm 9 bông hoa đồng tiền, đồng thời sắm vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá mỗi loại 99 nén. Chuẩn bị thêm 9 ngọn nến hoặc 9 cây đèn dầu.

Nhà có điều kiện thì lễ vật cúng giao thừa sẽ có thêm một chiếc lọng màu vàng với diềm đỏ để che mưa nắng khi làm lễ ngoài trời, một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ.

Chú ý trên mặt bàn phải trải tấm vải vàng sang trọng trước khi đặt mâm lễ cúng lên trên. Dưới đất, gia chủ trải thêm miếng vải đỏ, tượng trưng cho thảm đỏ để tiễn và rước các vị cựu niên và đương niên hành khiển. Chờ tới đúng giờ Tý, vào thời khắc giao thừa thì gia chủ sẽ bắt đầu làm lễ cúng giao thừa 2018.

Trước tiên, gia chủ cần thắp đèn, nến, rót rượu rồi khấn theo bài văn khấn giao thừa đã học thuộc trước đó hoặc chuẩn bị ra giấy. Sau 3 tuần hương, gia chủ có thể hóa vàng mã để dâng cúng các vị quan hành khiển và thần binh thiên tướng. 

Tục cúng giao thừa đã xuất hiện từ rất lâu đời và được con cháu lưu giữ cho đến tận ngày nay. Đây là nét văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và đáng quý.

Mong rằng truyền thống này sẽ còn được lưu giữ mãi, để con cháu luôn nhớ về ông bà tổ tiên, tỏ lòng biết ơn những người đã khuất và các vị thần linh đã che chở cho gia đình suốt cả năm dài.