22/11/2024 | 06:39 GMT+7, Hà Nội

Covid-19 - Khó khăn là cơ hội bứt phá

Cập nhật lúc: 17/06/2020, 07:20

Trong khi nhiều doanh nghiệp và cá nhân đang vật lộn để sống sót qua thời kỳ hậu Covid-19 vô cùng khó khăn thì có những cá nhân và doanh nghiệp đã tận dụng những khó khăn để biến thành ưu điểm bứt phá.

Tỷ phú nổi lên giữa mùa dịch

Khi nhiều người đang loay hoay với việc vượt qua dịch bệnh Covid-19 như thế nào thì rất nhiều cá nhân đã xoay chuyển những khó khăn thành những 

Tại đất nước Malaysia, nhiều tỷ phú mới đã xuất hiện nhờ biết chớp thời cơ trong khó khăn chung của xã hội. Đất nước này sản sinh thêm 1 tỷ phú làng găng tay cao su, đó là ông Thai Kim Sim của Supermax Corp.

Supermax Corp là cái tên được nhắc đến nhiều nhất quốc gia này khi cổ phiếu đã tăng gấp 5 lần kể từ khi dịch bùng phát. Tài sản của nhà sáng lập Supermax Thai Kim Sim đã tăng 394%.

Ông chủ của Supermax - Tỷ phú mới nổi trong mùa dịch Covid-19

Ông chủ của Supermax đã nhìn ra được chiếc găng tay cũng quan trọng như chiếc khẩu trang khi nó có thể ngăn chặn virus lâu lan. Và ông bắt đầu kinh doanh găng tay cao su để đáp lại lời kêu gọi của chính phủ về việc tạo ra các sản phẩm của người Malaysia. Công ty này đang xuất khẩu sang 160 quốc gia và đáp ứng 12% nhu cầu găng tay cao su toàn cầu.

Sự trỗi dậy của công nghệ sinh học sẽ tiếp tục diễn ra khi công chúng đang trông đợi vào các phát kiến để chiến đấu với dịch bệnh. Và người nắm bắt được điều đó là ông Timothy Springer – Chủ của công ty công nghệ sinh học Moderna còn non trẻ nhưng đang sở hữu vắc xin Covid-19.

Cổ phiếu của Moderna đã tăng đến 12% trong tuần giữa tháng 5, đi ngược lại với xu hướng của cổ phiếu toàn cầu. Giá này tăng gần gấp ba kể từ khi WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch vào ngày 11/3. Forbes ước tính hiện tại chủ sở hữu của Moderna có tổng tài sản trị giá 1 tỷ USD, bước chân vào làng tỷ phú thế giới.

Làm giàu từ giấy vệ sinh 

Điển hình như 7-Eleven đã phải kinh doanh thêm bảo hiểm tại quầy, Tập đoàn hàng không của Nga Volga-Dnepr chuyển sang chở lợn sống thay vì các mặt hàng dân dụng.

Theo số liệu nghiên cứu thị trường của Niesel cho thấy, doanh số bán giấy vệ sinh tại Mỹ tăng đột biến. Hãng sản xuất giấy vệ sinh Georgia Pacific tại Mỹ ước tính việc người dân phải cách ly tại gia khiến mức tiêu thụ mặt hàng này tăng khoảng 40% so với thông thường. Tháng trước, một trong 3 hãng sản xuất giấy vệ sinh lớn nhất Mỹ là P&G đã công bố mức lợi nhuận quý cao nhất trong nhiều thập niên.

Doanh số bán giấy vệ sinh tại Mỹ đã tăng vọt

Mặt hàng này hot đến nỗi những công ty sản xuất giấy vệ sinh như Pacific đã phải gấp rút tăng sản lượng thêm 1,5 triệu cuộn giấy/ngày. Thị trường nóng bỏng đến mức Pacific phải vận chuyển hàng trực tiếp đến siêu thị thay vì các nhà kho trung gian do nhu cầu quá lớn. Theo công ty, thời gian vận hành của hãng nhanh hơn với thông thường đến 3 ngày nhờ tiết kiệm được khoảng chờ lưu kho.

Trong khi đó, báo cáo của Hiệp hội rừng và giấy Mỹ (AFPA) cho thấy nước này đã sản xuất tới 700.000 tấn giấy vệ sinh trong tháng 3/2020, mức cao nhất kể từ khi số liệu được thu thập vào năm 2007.

Chính vì mặt hàng này đang được săn lùng ráo riết mà nhiều đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ ở Mỹ đã đổ xô bán mặt hàng này.

Tiệm cà phê Old Ebbitt Grill tại thủ đô Washington-Mỹ bổ sung thêm món mới trong thực đơn: Giấy vệ sinh với giá 2,5 USD/cuộn và mỗi người chỉ được mua tối đa 2 cuộn. Chuỗi nhà hàng Leon chuyên bán đồ ăn cho dân văn phòng Mỹ thì nay cũng bán thêm cả giấy vệ sinh. Thậm chí họ còn nhận đặt hàng online khi nhận thấy nhiều người khó tìm được mặt hàng này ngoài siêu thị.

Kích cầu kinh tế bằng “phục thù” mua sắm

Qua một thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành, nền kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi trở lại. Các ngành hàng bắt đầu bức tốc thực hiện những chiến lược mới phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Các nhà phân tích cho rằng động thái này của người tiêu dùng khôi phục không nhỏ cho nền kinh tế.

Tại Trung Quốc, lớp khách hàng giàu có đã bắt đầu trở lại cơn sốt mua sắm để bù lại những tháng ngày bị cách ly xã hội. Cơn sốt này đóng vai trò kích cầu không nhỏ và các nhà phân tích gọi đây là xu hướng “mua sắm trả thù” của người tiêu dùng sau một thời gian dài bị kìm hãm.

Nhiều người dân Trung Quốc mạnh tay mua sắm đồ xa xỉ thời hậu Covid-19

Hãng trang sức nổi tiếng Tiffany đã cho biết, tháng 4, doanh số bán lẻ tại Trung Quốc đã tăng 30% và tháng 5 tăng 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, doanh số toàn cầu của hãng này lại sụt giảm đến 40% trong tháng 5. Hoạt động bán lẻ đang khởi động ráo riết ở Trung Quốc báo hiệu một cuộc phục hồi mạnh mẽ đang diễn ra.

Không chỉ Tiffany mà hãng thời trang nổi tiếng Burbury cũng đã tăng mạnh trong tháng 5 vừa qua. Hãng trang sức và đồng hồ Thụy Sĩ Richemont cũng cho hay Trung Quốc đang là điểm sáng trong những tuần gần đây. Richemont đã mở lại 462 cửa hiệu ở Trung Quốc và đều chứng kiến nhu cầu tăng mạnh. 

“Các dữ liệu chỉ ra rằng Trung Quốc đang trong chế độ hồi phục”, Luca Solca, nhà phân tích tại Bernstein viết. Bernstein cũng tạo ra một “danh mục sức bật lại” nhằm theo dõi lòng tin của người tiêu dùng. Chỉ số này cho thấy tâm lý tiêu dùng của các tín đồ mua sắm Trung Quốc đã có sự cải thiện quan trọng trong tháng 5 vừa qua.

Các nhà phân tích cho biết, thị trường Trung Quốc xưa nay vốn nhộn nhịp nhất thế giới nhưng thời điểm này lại tích cực hơn bao giờ hết. Trước đây, người Trung Quốc ưa chuộng mua sắm ở nước ngoài nhưng sau thời gian cách ly vì dịch thì người dân Trung Quốc không có cơ hội chi tiêu ở nước ngoài và chọn cách mua sắm trong nước. 

Người dân ở Hàn Quốc cũng vậy. Trung tuần của tháng 5, khi lệnh giãn cách xã hội được gỡ bỏ, họ đã kéo nhau đi mua sắm vào cuối tuần sau khi phải “chôn chân” ở nhà trong nhiều tuần. Họ gọi nó là “bobok sobi”, hay mua sắm phục thù. Người Hàn Quốc đã có nhiều thời gian để “càn quét” các cửa hàng bách hóa.

Người dân Hàn Quốc tấp nập mua sắm

Các chuỗi bán lẻ lớn như Lotte Shopping và Trung tâm thương mại Hyundai đã đưa ra nhiều chương trình giảm giá sốc để thu hút khách hàng. Cuộc đổ bộ của khách mua sắm đã mang lại một sự thúc đẩy rất cần thiết cho nền kinh tế sau nhiều tuần lao dốc vì các lệnh hạn chế để chống dịch Covid-19.

Người dân Hàn Quốc cũng quay lại công viên giải trí, rạp chiếu phim và cả sân bay khi nhu cầu đi lại trong nước tăng cao. Hãng hàng không Korean Air cho biết họ đã tăng gần gấp đôi số chuyến bay chở khách từ thủ đô Seoul đến điểm nghỉ mát nổi tiếng, đảo Jeju.