19/01/2025 | 09:42 GMT+7, Hà Nội

Vì sao chỉ cúng cá chép mà không phải loại cá khác ngày ông Công, ông Táo?

Cập nhật lúc: 07/02/2018, 15:13

Truyền thống cúng cá chép ngày ông Công, ông Táo được người dân Việt Nam thực hiện từ bao đời nay. Tuy nhiên, hiểu nguồn gốc tận tường vì sao lại chỉ cúng cá chép có thể nhiều người vẫn chưa rõ.

Vì sao lại chọn cúng cá chép ngày ông Công, ông Táo?

Truyền thống của dân tộc ta vào ngày lễ ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp không thể thiếu tục thả cá chép. Cá chép như là linh vật của riêng ngày này.

Không phải ngẫu nhiên mà cá chép được lựa chọn trong ngày ông Công, ông Táo bởi tất cả các nguồn gốc và tích đều bắt nguồn từ dân gian.

Đối với cá chép, nhiều nhà văn hóa và sử học giải thích rằng, “các gia đình thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp dựa trên sự tích “cá chép hóa rồng”, “cá vượt ngũ môn”.

Hơn nữa, cá chép cũng đã trở thành biểu tượng của văn hóa, thể hiện sự từ bi của người Việt mà không có loại cá nào có thể thay thế được. Trong các loài cá, chỉ có cá chép mới có thể qua được 5 cửa ải khó khăn (vượt ngũ môn) để lên trời và hóa thành rồng được.

Do đó, cá chép được xem là phương tiện duy nhất để đưa Táo quân về trời, báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc đã làm được và chưa làm được trong năm qua.

Cúng cá chép thế nào cho đúng?

Nếu như gia đình bạn đã cúng cá chép giấy thì không cần phải thả phóng sinh cá sống nữa và ngược lại. Khi cúng cá chép nên cho vào bát nước sạch và đặt bên cạnh mâm cỗ cúng.

Nếu là cá phóng sinh nên chọn cá chép màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng của năm mới.

Khi thả cá chép cũng nên thả từ từ, chỗ mép nước gần sông suối hồ vaf để cá tự quẫy, bơi tự nhiên vào dòng nước mới thể hiện được lòng thành kính của mình.

Hơn nữa, gia đình cũng nên chọn môi trường thả cá chép sạch sẽ, không ô nhiễm để cá có thể sinh trưởng tốt.

Theo quan niệm dân gian, các gia đình phải thả cá chép trước giờ Ngọ, tức 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp thì ông Táo mới có thể lên kịp thiên đình.