19/01/2025 | 09:17 GMT+7, Hà Nội

Các nghi lễ cúng ông Táo chuẩn nhất theo phong tục truyền thống

Cập nhật lúc: 03/02/2018, 08:48

Có tâm làm lễ cúng 23 tháng Chạp tiễn các Táo về trời là tốt, nhưng nếu nắm rõ các nghi lễ thực hiện lễ cúng này thì sẽ càng thêm phần tốt đẹp cho gia chủ.

Tục lệ cúng ông Táo xuất hiện từ rất lâu đời trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Tuy theo thời gian, việc cúng lễ 23 tháng Chạp có ít nhiều thay đổi, nhưng về cơ bản thì những điểm chính sau đây vẫn được mọi người tuân thủ theo.

1. Thời điểm cúng

Các nghi lễ cúng 23 tháng Chạp chuẩt nhất theo truyền thống

Các nghi lễ cúng 23 tháng Chạp chuẩt nhất theo truyền thống

Nói là cúng 23 tháng Chạp nhưng thực ra lễ cúng này có thể thực hiện sớm hơn, song tuyệt đối không làm sau ngày 23 tháng Chạp. Mọi người có thể sắp xếp thời gian và làm lễ vào ngày 22 tháng Chạp để tiễn các Táo đi cho thong thả, lên chầu trời sớm mới nhận được chỗ tốt, báo cáo hay. Lễ cúng thường được thực hiện vào trưa hoặc tối ngày 22 và trưa ngày 23 tháng Chạp.

Theo quan niệm dân gian, từ 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, các Táo sẽ phải về chầu trời nên lễ cúng cần được thực hiện trước thời điểm này thì các Táo mới nhận lễ và nghe lời kêu cầu của gia chủ.

Tuy nhiên, tùy theo vùng miền mà quan niệm này có phần khác biệt. Ví dụ như ở miền Nam, người ta làm lễ cúng 23 tháng Chạp vào tối cùng ngày, khi gia đình đã nấu nướng xong xuôi.

Người miền Nam cho rằng khi đó bếp núc được nghỉ ngơi, không phải phiền hà đến các Táo nữa, không gian đủ yên tĩnh để làm lễ tiễn các Táo lên Thiên đình.

Một điều nữa nhắc nhở gia chủ, đó là sau lễ cúng 23 tháng Chạp tiễn các Táo về chầu trời thì nhớ rằng vào ngày 30 Tết – ngày cuối cùng của năm cũ, phải làm lễ để rước các Táo về ngự lại nhà. Chớ quên mất điều này, có lễ rước Táo đi mà không đón Táo về, năm mới không được các Táo coi sóc cho việc gia đình nên dễ gặp điều xui xẻo.

2. Địa điểm làm lễ cúng 23 tháng Chạp

Về nơi làm lễ cúng ông Công ông Táo, có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc nên làm lễ cúng Táo quân ở ban thờ hay trong gian bếp.

Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lễ cúng này có thể thực hiện tại bếp, nơi có ban thờ Táo quân riêng hoặc làm ở ban thờ gia tiên. Song nhiều người lại cho rằng việc cúng lễ tại bếp không đủ trang trọng, cần làm ở ban thờ gia tiên mới chuẩn.

Dù làm lễ cúng ở đâu đi chăng nữa, gia chủ cũng cần phải có lòng thành, dâng lễ cầu khấn mời các Táo về nhận, đó mới là điều quan trọng nhất.

3. Lễ vật dâng cúng ông Công ông Táo

Tùy theo điều kiện gia đình, gia chủ có thể chuẩn bị vật phẩm cúng tế cho phù hợp, song thường lễ cúng Táo quân sẽ gồm có những vật phẩm sau:

  • Văn sớ khấn Táo quân cùng tiền vàng các loại. Sẽ được hóa sau khi cúng lễ xong xuôi.
  • Hương nhang, đèn dầu hoặc nến (đèn điện chỉ dùng để trang trí chứ không dùng khi cúng lễ).
  • Trầu cau, trà nước, trái cây.
  • Gà luộc, xôi trắng hoặc bánh chưng và các món ăn khác (nếu có).
  • 3 bộ áo mũ Táo quân, gồm 2 bộ cho Táo ông và 1 bộ cho Táo bà. Lưu ý, các bộ mũ áo này có hoa văn khác nhau, đặc biệt mũ Táo ông có cánh chuồn còn mũ Táo bà thì không. Cần xem kĩ kẻo nhẫm lẫn.
  • Cá chép sống hoặc cá chép giấy.

Nếu là cá chép giấy thì đem đi hóa vàng sau khi cúng lễ xong. Còn cá chép sống sẽ được đem thả phóng sinh. Chú ý chọn nơi sông hồ nước nhiều, không ô nhiễm. Khi thả cá phải nhẹ nhàng, không đứng từ trên cầu hay trên đường ném cá xuống nước, cá rơi xuống áp lực quá mạnh nên không thể sống được. Làm vậy chẳng những các Táo nhà mình không có phương tiện về trời mà còn mang thêm tội sát sinh.

4. Việc cần làm sau lễ cúng 23 tháng Chạp

Việc cần làm sau lễ cúng 23 tháng Chạp

Việc cần làm sau lễ cúng 23 tháng Chạp

Dân gian cho rằng, sau khi Táo quân đã về trời thì trong khoảng thời gian này, nhà vắng thần linh nên có thể lau dọn bàn thờ. Nói vậy nhưng trước khi thực hiện việc lau dọn, gia chủ vẫn nên có nén hương kính báo, để thần linh và gia tiên cho phép. Trước ngày 30 Tết, gia chủ cần phải dùng nước sạch ấm để lau dọn bàn thờ, chuẩn bị đón năm mới an khang thịnh vượng.

Người Việt tin rằng, sau khi tiễn Táo quân, trong nhà thời gian này vắng thần linh. Có thể tháo bàn thờ lau rửa trước ngày 30 Tết, hóa bớt chân hương. Đồng thời trong những ngày này phòng trộm cắp (tháng củ mật) và tránh việc thờ cúng, thắp hương khác ngoài việc giỗ để tránh vong linh cô hồn vào nhà.