04/12/2024 | 00:21 GMT+7, Hà Nội

Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai

Cập nhật lúc: 04/06/2023, 13:42

Khẩn trương rà soát đưa các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai vào quản lý, vận hành, khai thác theo mô hình tập trung thống nhất…

Cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai có vai trò quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước, đồng thời góp phần cải cách thủ tục hành chính, hướng đến chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

Thực hiện Công văn số 3787/BTNMT-CĐKDLTTĐĐ ngày 26/5/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tập trung triển khai đẩy nhanh tiến độ xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai.

Kết nối cơ sở dữ liệu quản lý đất đai:
Kết nối cơ sở dữ liệu quản lý đất đai: "Một mũi tên trúng nhiều đích"

Khẩn trương rà soát đưa các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai vào quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác theo mô hình tập trung thống nhất, bảo đảm đến năm 2025 hoàn thành kết nối, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Tiếp tục rà soát, tái cấu trúc quy trình, nghiệp vụ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đáp ứng yêu cầu thực chất, đơn giản, dễ tiếp cận, dễ sử dụng để tiếp nhận, giải quyết các dịch vụ hành chính công cho người dân, doanh nghiệp. Tập trung rà soát, hoàn thiện các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh; công bố, công khai thủ tục hành chính, danh mục thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và các kênh thông tin khác theo quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tra cứu, tìm hiểu và thực hiện thủ tục hành chính.

Khẩn trương triển khai kết nối, chia sẽ thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các bộ ngành và kết nối thông tin thủ tục hành chính để tạo thuận lợi, phục vụ thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Công văn số 2548/UBND-CNNXD nêu rõ Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố theo phân cấp ngân sách nhà nước lập dự toán kinh phí cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, trong đó ưu tiên kinh phí cho xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đảm bảo các điều kiện hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm để quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai, gửi Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo hiệu quả và đúng quy định pháp luật.

Thực hiện rà soát, tổng hợp báo cáo theo Phụ lục đích kèm Công văn số 3787/BTNMT-CĐKDLTTĐĐ ngày 26/5/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả xây dựng, vận hành, kết nổi, chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương. Báo cáo gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai) và UBND tỉnh trước ngày 15/6/2023.
Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tính đến hết năm 2022 có 309/705 huyện đã hoàn thành với trên 43 triệu thửa đất. Các dữ liệu đã được đưa vào sử dụng thường xuyên tại Văn phòng Đăng ký đất đai.

Việc kết nối cơ sở dữ liệu dân cư và cơ sở dữ liệu đất đai sẽ giúp người dân tra cứu được các thông tin về đất đai; cơ quan nhà nước quản lý được các biến động về dân cư và đất đai trên môi trường điện tử. Đó là những dữ liệu đầy đủ, sống, sạch phục vụ quản lý, người dân và an ninh quốc gia.

CSDL quốc gia về đất đai được thiết lập ở Bộ TN&MT và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành một hệ thống thống nhất, liên thông; là nền tảng cơ sở cho triển khai công tác quản lý, nghiệp vụ, hoạt động về đất đai; cung cấp dữ liệu thông tin cho quản trị Nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số; tạo ra thông tin mới và các giá trị gia tăng; tạo nguồn thu từ phí cung cấp dữ liệu, thông tin đất đai để phát triển, duy trì, vận hành CSDL đất đai.CSDL quốc gia về đất đai được thiết lập ở Bộ TN&MT và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành một hệ thống thống nhất, liên thông; là nền tảng cơ sở cho triển khai công tác quản lý, nghiệp vụ, hoạt động về đất đai; cung cấp dữ liệu thông tin cho quản trị Nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số; tạo ra thông tin mới và các giá trị gia tăng; tạo nguồn thu từ phí cung cấp dữ liệu, thông tin đất đai để phát triển, duy trì, vận hành CSDL đất đai.

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/thai-nguyen-day-nhanh-tien-do-xay-dung-va-van-hanh-co-so-du-lieu-dat-dai-