19/01/2025 | 07:11 GMT+7, Hà Nội

Những vấn đề trọng tâm, cốt lõi trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Cập nhật lúc: 12/05/2023, 18:14

Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong dự án luật đặc biệt quan trọng, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Tại Phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra ngày 11/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm đến các nội dung lớn, quan trọng của dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được nêu ra xuyêt suốt từ khi bắt đầu chủ trương thể chế hóa Nghị quyết 18-NQ/TW về các chính sách pháp luật về đất đai.

Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong dự án luật đặc biệt quan trọng, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

So với dự thảo trước, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này đã có bước tiến rất quan trọng về chất lượng. Nhiều nội dung được sửa đổi chi tiết, sát thực tế và có tính khả thi cao hơn. Hồ sơ của dự án luật đủ điều kiện để tiếp tục trình với Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 tới.

Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong dự án luật đặc biệt quan trọng, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong dự án luật đặc biệt quan trọng, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Theo đó, một trong những giải pháp cơ bản để hoàn thiện cơ chế và chính sách tài chính đất đai là bỏ khung giá đất và áp dụng cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Định hướng này được cụ thể hóa tại Điều 154. Nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá đất (tại bản dự thảo lần trước là Điều 153. Nguyên tắc, phương pháp định giá đất) và Điều 155.Bảng giá đất (tại bản dự thảo lần trước là Điều 153). Quy định tại Điều 153. Mục 2 về giá đất phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường được quy định tại bản dự thảo lần trước được thay bằng Mục 2. căn cứ xác định giá đất tại Điều 154 trong bản dự thảo mới.

Cụ thể, giá đất được xác định dựa vào mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, thông tin đầu vào theo các phương pháp định giá đất, quy định của pháp luật và các yếu tố ảnh hưởng khác. Bản dự thảo lần này cũng đã quy định về các thông tin đầu vào được sử dụng để xác định giá đất theo các phương pháp định giá.

Quan tâm tới nội dung này, một số ý kiến chuyên gia cho rằng, mặc dù đã có nhiều sửa đổi, bổ sung mới liên quan đến quy định về tài chính đất đai và giá đất tại bản dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhưng vẫn cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng trên tinh thần hiện thực hóa sâu rộng Nghị quyết 18-NQ/TW….

Tính đến ngày 8/4/2023, đã có hơn 12 triệu lượt ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trong đó, tập trung vào nhiều nội dung trọng tâm như: bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính đất đai, giá đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;… Kết quả này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Nhân dân, cử tri, các chuyên gia, nhà khoa học,… trong việc góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Trên cơ sở ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư, ý kiến góp ý của Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), ý kiến của Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (ngày 06-07/4/2023), Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan soạn thảo phối hợp các cơ quan có liên quan hoàn thiện Báo cáo Tổng hợp ý kiến của Nhân dân, Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Nhân dân, Báo cáo Đánh giá tác động bổ sung đối với những nội dung mới và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo đó, Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục (mục 1 Chương VII; mục 1, 2 chương XVI), bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Thực tiễn cho thấy, việc triển khai Luật Đất đai năm 2013 tuy đã đạt được một số kết quả nhưng khi áp dụng các chính sách tài chính, giá đất của Nghị quyết số 19/NQ-TW vào thực tiễn đã phát sinh một số vấn đề bất cập... Để khắc phục hạn chế phát sinh trong thực tiễn, Nghị quyết số 18/NQ-TW lần này đã đặt ra quan điểm rất rõ ràng là chính sách đất đai phải đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hình thành một kim chỉ nam cho việc sửa đổi, hoàn thiện các chính sách và pháp luật về đất đai, nhất là việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013.

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Phan Trung Hiền, Trưởng Khoa Luật, Trường Ðại học Cần Thơ cho rằng, để giá đất không còn là vấn đề nan giải trong việc quản lý và sử dụng đất đai, phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định sau: hoàn thiện khái niệm giá đất (khoản 21, 22 Điều 3 Dự thảo); không nên quy định Bảng giá đất ban hành hằng năm vì có khả năng tạo ra sự lãng phí lớn trong việc xây dựng, thẩm định và ban hành bảng giá đất;…

Ngoài ra, việc định giá đất trong thu hồi đất, ngoài việc bảo đảm tính “công khai, minh bạch” còn phải quy định về trách nhiệm giải trình. Đồng thời, cần thiết phải bổ sung và làm rõ trách nhiệm của cơ quan tư pháp trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện và tố cáo về đất đai, trong đó có vấn đề giá đất; cần có sự tham gia của tòa án trong việc xác định giá đất trong trường hợp người dân cho rằng việc định giá đất không phản ánh được giá thị trường.

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/nhung-van-de-trong-tam-cot-loi-trong-du-an-luat-dat-dai-sua-doi-77432.html