19/01/2025 | 13:36 GMT+7, Hà Nội

Phát hiện hơn 4.000 con heo nghi bị tiêm thuốc an thần trong lò mổ

Cập nhật lúc: 30/09/2017, 00:00

Hơn 4.000 con heo nghi bị tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ đã bị phát hiện tại cơ sở Xuyên Á, Củ Chi, TPHCM.

Rạng sáng ngày 29/9, cơ quan chức năng đã phát hiện 4000 con heo tại cơ sở Xuyên Á (huyện Củ Chi, TP HCM) chuẩn bị giết mổ nghi là đã bị tiêm thuốc an thần. Ngay lập tức, số heo này đã bị đình chỉ giết mổ để chờ kết quả xét nghiệm.

 Tin nóng mới nhất trưa 29/9: Heo bơm nước, tiêm thuốc an thần từng bị phát hiện tại TP HCM - Ảnh: AN NA

Heo bơm nước, tiêm thuốc an thần từng bị phát hiện rất nhiều trước đó. Ảnh: AN NA

Mỗi ngày, TP HCM tiêu thụ khoảng 10.000 con heo, trong đó có 2.000 con được giết mổ từ các tỉnh chuyển về.

Vì thế, việc phát hiện đến 4000 con heo nghi tiêm thuốc an thần khiến người dân vô cùng lo lắng, liệu mình đã từng mua nhầm thịt heo tiêm thuốc an thần hay chưa.

Theo như lời một chủ hộ dấu tên cho rằng, việc bơm nước để heo tăng trọng lượng hơn. Nay thịt lợn xuống giá nên nhiều chủ hộ đã bơm thuốc an thần để thịt heo có màu hồng đẹp bởi thuốc này có tác dụng co tĩnh mạch.

Chị Liên, một kế toán viên sống ở địa bàn TPHCM cho hay, “giờ chẳng biết tin vào cái gì nữa” mua thịt thì cứ ra chợ mua thôi, đâu phải ai cũng có tiền để vào cửa hàng thực phẩm sạch, hơn nữa cũng không thể chắc chắn các cửa hàng đó có đảm bảo sạch 100% hay không”.

Chị Minh, một người làm công việc nội trợ khác lại cho rằng, nếu như tiêm thuốc an thần để heo tươi và hồng hơn thì giờ ra chợ chẳng nhẽ lại “nhắm vào thịt đen, thịt ôi mà mua”. Quả là một bài toán khó cho người tiêu dùng muốn đảm bảo sức khỏe cho mình và cả gia đình.

Trước đây, đã có rất nhiều vụ tiêm thuốc an thần cho heo khiến người tiêu dùng hoang mang.

Thuốc an thần dùng trong chăn nuôi gia súc có tên Prozil fort nằm trong danh mục thuốc được Bộ NN-PTNT cho phép sử dụng, nhằm điều trị cho heo nái đẻ giảm cắn heo con (khi heo con bú) hoặc dùng gây mê nhẹ trước khi phẫu thuật gia súc, gia cầm.

Tuy nhiên, việc lạm dụng sử dụng thuốc an thần trên heo sẽ dễ nhiễm vi sinh vật gây bệnh, thịt kém phẩm chất do trương nước và người tiêu dùng bị đánh lừa là thịt heo có nguồn gốc khỏe mạnh (do có màu đỏ tươi) trong khi heo có thể mắc bệnh, heo suy dinh dưỡng thịt tái màu. Chính vì thế mà hành động này đã bị cấm và người tiêu dùng lên án mạnh mẽ. 

Thậm chí, quy định mới ban hành ngày 15/9 vừa qua, nếu cơ sở sản xuất, buôn bán tiêm tẩm thuốc an thần vào thực phẩm sẽ có thể bị phạt từ 30-35 triệu đồng. Tuy nhiên, nhiều cơ sở giết mổ và buôn bán thịt heo vẫn vì lợi nhuận mà làm liều hòng lừa lọc người tiêu dùng.