20/01/2025 | 12:31 GMT+7, Hà Nội

Những loại bệnh dễ gặp khi giao mùa

Cập nhật lúc: 13/10/2016, 04:17

Trong thời điểm thời tiết giao mùa, rất nhiều người sẽ gặp phải tình trạng người mệt, uể oải, đặc biệt là trẻ em, khi sức đề kháng kém, dễ dẫn đến các bệnh như tay chân miệng, bệnh về da, viêm họng, cảm cúm,...

Bệnh tay chân miệng

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc tay chân miệng do sức đề kháng yếu. Do đó, bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể để lại biến chứng nguy hiểm như viêm màng não.

Nếu được phát hiện sớm thì sẽ giảm được nguy cơ này.

 Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.363 trường hợp mắc tay chân miệng, may mắn là hầu hết các trường hợp mắc đều ở thể nhẹ, không có trường hợp tử vong.

Các chuyên gia y tế cho hay: Bệnh tay chân miệng xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là nhóm dưới 3 tuổi.

Nguyên nhân là do trẻ còn nhỏ, chưa có ý thức tự vệ sinh, thường xuyên chơi đùa với bạn bè, dùng chung đồ vật (nhất là đồ chơi…). Bên cạnh đó, vấn đề sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện cũng là một yếu tố khiến khả năng phòng bệnh của trẻ kém hơn người lớn.

Bệnh này có thể lây qua đường hô hấp, hắt hơi, cầm nắm chung đồ chơi có dính nước bọt, dịch tiết mũi họng của trẻ bị bệnh.

Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente'virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh.

Dấu hiệu bệnh ban đầu là trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng, hay khóc, bỏ bú và biếng ăn hơn.

Lúc này, trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Quan sát tiếp có thể thấy những vết phát ban dạng phỏng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ.

Viêm mũi dị ứng

 Bệnh viêm mũi dị ứng

Thời tiết giao mùa là nguyên nhân cơ bản khiến trẻ có cơ địa mẫn cảm dễ bị viêm mũi di ứng gây tình trạng ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi bị nghẹt mũi thậm chí là khó thở, ù tai…

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn, kéo theo biến chứng như hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở trẻ nhỏ.

 

Để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, cha mẹ cần chú ý hạn chế cho trẻ tiếp xúc, vui chơi trong môi trường có khói bụi, lông động vật hay phấn hoa.

Viêm đường hô hấp

Nguyên nhân khiến nhiều trẻ khò khè khó chịu khi thay đổi thời tiết là do lúc này thời tiết ẩm, nhiệt độ lý tưởng cho sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn, sức đề kháng của trẻ em còn yếu, dễ bị nhiễm khuẩn do hít thở không khí có nguồn bệnh.

Bệnh này thường diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, trẻ dưới 1 tuổi có thể nôn, quấy khóc.

Các bậc cha mẹ cần sớm nhận biết các dấu hiệu để có phương pháp đưa trẻ đi thăm khám tránh các biến chứng xảy ra.

Nổi ban trên da

Nổi ban trên da 

Nổi ban trên da là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.

Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.

Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.

Cách tăng sức đề kháng khi giao mùa

Một số biện pháp tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ bệnh khi giao mùa:

- Tạo cho bé vui chơi trong môi trường trong lành, sạch sẽ như: vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đồ chơi phải được vệ sịnh thường xuyên, loại bỏ vi khuẩn.

- Tăng cường dinh dưỡng chứa nhiều vitamin và khuyến khích trẻ vui chơi ngoài trời ở sân chơi sạch sẽ, đồ chơi an toàn, nhiều loại môi trường, đồ chơi vận động khác nhau như: bể bơi cho bé hay đi xe đạp, xe trượt… để trẻ tăng cường sức đề kháng tự nhiên.

- Hạn chế cho bé vui chơi tại các địa điểm quá đông người trong mùa bệnh, để giảm thiểu nguy cơ bé tiếp xúc với nguồn bệnh.

- Tắm rửa và vệ sinh chân tay cho bé thường xuyên sau khi vui chơi, trước khi ăn… để trẻ loại bỏ vi khuẩn trên tay bé.

- Đảm bảo cho bé ăn đủ ấm khi thời tiết chuyển lạnh, không tắm quá lâu với nước lạnh, tránh việc tắm rửa ngay khi bé vừa chơi xong và đang ra nhiều mô hôi… giúp đề phòng trẻ bị nhiễu lạnh.

- Hạn chế cho bé sử dụng đồ ăn lạnh đặc biệt là nước đá và kem để bảo vệ bé khỏi bị viêm họng hiệu quả.