20/04/2024 | 13:23 GMT+7, Hà Nội

Những điều nên làm đầu năm để cả năm suôn sẻ may mắn

Cập nhật lúc: 11/02/2021, 09:06

Những tập tục đầu năm ý nghĩa cũng là điều mà mọi người cần biết để mang đến một năm nhiều an khang, thịnh vượng nhất.

Mua muối

Phong tục "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" truyền thống từ đời xưa của người Việt vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Đây là lời nhắc nhở của người xưa về những việc nên làm vào đầu năm và cuối năm. Theo quan niệm cha ông ta, muối có trừ tà ma, mang lại may mắn cho gia đình. Muối mặn cũng là biểu tượng của tình cảm mặn nồng, ấm áp, no đủ.

Vì thế, sáng mùng 1 Tết hay ngay sau giao thừa, tại một số vùng đồng bằng Bắc Bồ có nhiều người đi bán muối dạo quanh khắp cách đường làng, ngõ xóm. Tuy nhiên, cũng có nơi mua muối ngay sau khi giao thừa kết thúc.

Sau khi mang muối về nhà, người ta có thể chia ra thành từng nhóm nhỏ, cho vào túi nilon hay túi vải, phong bao lì xì... vừa cho đẹp mắt mà lại tiện cất giữ. Người làm kinh doanh buôn bán có thể đặt túi muối ở quầy hàng để cầu may mắn về tài lộc, đi du lịch xa cũng đặt túi muối trong vali để lộ trình được bình an.

Chúc Tết

Xưa, các cụ có câu “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy” cho thấy lễ nghi người Việt coi trọng việc chúc Tết đầu năm. Bởi, mùng Một là ngày đầu tiên của dịp Tết, mọi người thường hướng về tiên tổ nội tộc, thành kính dâng hương ban thờ tổ, chúc Tết ông bà, bố mẹ, các thành viên trong gia đình bên nội.

Vào dịp đầu năm mới hãy đến nhà người thân chúc Tết để nhận lại nhiều lời chúc may mắn cho mình. Không chỉ vậy đây cũng chính là dịp để bạn gặp lại những người thân, bạn bè đã rất lâu không có dịp hội ngộ do bận bịu công việc thường nhật. Có thể tham khảo trước những lời chúc Tết ý nghĩa để tránh tình trạng ấp úng bối rối vào ngày đầu năm mới.

Có nhà nghiên cứu văn hóa dân gian kể rằng, thời xưa vào sáng mùng một Tết người lớn thường chúc Tết ba nhà: Nhà nội, nhà ngoại và nhà thầy. Còn trẻ con, nhất là vùng nông thôn thường đi một đoàn khắp cả làng, tay cầm ống tre cho vài đồng xu vào đó, vừa đi vừa xúc xắc, đến từng nhà hát các bài hát đồng dao để chúc những lời tốt đẹp: “Chúc ông mạnh khỏe”, “chúc bà nhiều con cháu”… Có nghĩa chúc Tết ngày xưa mang tính cộng đồng rất cao.

Còn ngày nay, qua bao thăng trầm của lịch sử song văn hóa chúc Tết đầu năm vẫn được người Việt gìn giữ, trân trọng. Tuy vậy, phong tục truyền thống này có thay đổi so với trước và thường gói gọn trong từng gia đình, từng dòng họ. Với việc chúc Tết thầy, nhiều người vẫn giữ thói quen đó nhưng không phải là lễ nghi bắt buộc như thời xưa.

Xông đất đầu năm

Phong tục xông đất, xông nhà đầu năm là phong tục có từ lâu đời của người Việt. Theo quan niệm truyền thống của người Á Đông từ xa xưa, mỗi khi bước sang năm mới, vào mùng 1 Tết, xông đất ảnh hưởng sâu sắc tới vận mệnh, công việc làm ăn của gia đình trong cả năm. Người ta tin rằng, nếu ngày mùng 1 mọi chuyện suôn sẻ thì cả năm sẽ được an lành, nhiều điều may mắn, vạn sự như ý

Do vậy, từ trước Tết, gia chủ đã chọn người có tuổi hợp với chủ nhà và con vật đại diện của năm đó, đặc biệt tuổi hợp với gia chủ. Ngoài ra, người Việt cũng chọn người vui vẻ, rộng rãi, thành đạt, hạnh phúc, viên mãn trong cuộc sống để đem đến cho gia chủ sự  may mắn, sung túc trong năm mới.

Theo tục lệ, giờ “xông đất” được tính bắt đầu từ sau giờ giao thừa trở đi, người “xông đất” là người khách đầu tiên bước vào cửa nhà từ sau giờ khắc giao thừa cho đến sáng ngày mùng 1 Tết Nguyên đán. Người được nhờ đến “xông đất” cho gia chủ thường đến thăm gia đình vào buổi sáng mùng 1 đầu năm mới, mang theo chút quà nhỏ cho gia đình như bánh mứt, chè, thuốc và tiền lì xì cho trẻ nhỏ.

Lì xì ngày Tết

Lì xì đầu năm là phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt và nhiều nước trong khu vực, với mong muốn những điều tốt đẹp nhất và lấy may từ những ngày đầu năm mới. Lì xì bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết mà có thể lì xì trong suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10.

Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩ tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo - không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày Tết. Bao lì xì thường có màu đỏ, với người Châu Á màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Hơn nữa, phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc - người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc…

Hái lộc đầu năm

Phong tục hái lộc đầu năm có từ đời Vua Hùng. Cho đến nay nó vẫn được lưu giữ ở một số vùng ở Việt Nam. Vào thời khắc giao thừa hay sớm mùng 1 Tết, người ta đến đình chùa, đền phủ để hái một cành lộc non mang về nhà, với mong muốn được Thần, Phật linh thiêng ban cho tài lộc, may mắn suốt năm.

Đó là những cành lộc rất nhỏ trên những thân cây có sức sống mạnh mẽ như si, sung, xanh, đa... Họ mang về, treo trước hiên nhà hoặc cắm vào bình hoa, có nơi còn treo ở gian giữa hoặc cửa ra vào để trừ ma quỷ, hay có ý báo là đã rước phúc lộc về nhà.

Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa dân tộc, phong tục hái lộc đầu xuân là một nét đẹp văn hóa. Lộc là nụ đầu tiên, mầm non mới nhú. Hái lộc ở nơi đền chùa linh thiêng mang ngụ ý xin được hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho để cả năm thuận lợi, phát tài phát lộc.

Hái lộc Xuân là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam, trong thời khắc giao hòa giữa đất trời thì việc hái lộc về nhà là điều mà nhiều người rất thích, đó là quan niệm mong muốn mang về những điều tốt đẹp với ý nghĩa ''Tống cố, nghinh tân”, xua đi những điều không may mắn trong năm cũ, mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới…

Mua vàng ngày Thần Tài

Năm 2021 này, ngày vía Thần Tài sẽ rơi vào Chủ Nhật ngày 21/02 Dương lịch. Theo quan niệm dân gian, Thần Tài chính là một trong 2 vị Thần được nhiều gia đình thờ cúng nhất. Thần Tài là vị Thần chuyên cai quản tài phúc, phú quý trong mỗi gia đình, mang tới tài lộc, may mắn về tiền bạc và sự sung túc. Chính vì thế, rất nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình kinh doanh, buôn bán rất chú trọng cúng bái Thần Tài.

Dân gian quan niệm, đến ngày mồng 10 tháng Giêng thì Thần tài bay về trời. Để tưởng nhớ ngài, mọi người chọn ngày này là ngày vía Thần tài để thờ cúng vật phẩm và mua vàng để cầu tài lộc may mắn, sung túc cho cả năm, đặc biệt là ở những gia đình kinh doanh, buôn bán. ... cũng mua vàng vào ngày vía Thần tài để cầu may, cầu tài lộc đầu năm.Feb 12, 2019

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/nhung-dieu-nen-lam-dau-nam-de-ca-nam-suon-se-may-man-20201231000000673.html