Nguyên tắc vay vốn an toàn
Cập nhật lúc: 01/05/2020, 14:12
Cập nhật lúc: 01/05/2020, 14:12
Tuy nhiên, người đi vay không nên vì sự thuận tiện mà “thiếu trách nhiệm”, vội vã ký hợp đồng khi chưa tìm hiểu kỹ càng.
Vay tiêu dùng là sản phẩm cho vay dưới dạng tín chấp, nhằm hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm và các nhu cầu thiết yếu khác. Trong đó, đối tượng vay tiêu dùng chủ yếu là những người thu nhập thấp có mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống nhưng không có tài sản đảm bảo, không thể đi vay vốn tại các ngân hàng thương mại.
Hiện nay, công ty tài chính có các dòng sản phẩm cơ bản như: cho vay mua xe máy, mua hàng gia dụng, điện máy… cho vay tiền mặt để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng, như: đóng học phí, du lịch, cưới hỏi, sửa chữa nhà cửa, trang trải chi phí sinh hoạt gia đình hoặc cho các dịp đặc biệt. Ngoài ra, còn dịch vụ mở thẻ tín dụng, cho vay mua bảo hiểm…Mỗi dòng sản phẩm đều sẽ có đặc thù riêng. Việc quyết định vay một khoản tiền phù hợp với năng lực tài chính và nhu cầu đòi hỏi mỗi người phải cân nhắc thật kỹ càng. Theo đó, người đi vay cần nắm vững một số nguyên tắc sau:
Thực tế thị trường vay tiêu dùng thời gian qua ghi nhận nhiều trường hợp, dù mọi thông tin, quy định đã ghi rất rõ ràng trong hợp đồng, nhưng người đi vay dễ dãi, thậm chí không xem qua nghĩa vụ trả nợ, số tiền lãi phải trả góp hàng tháng. Quyết định vay trả góp, vay tiêu dùng nhưng không có kế hoạch chi tiêu. Chỉ đến khi xảy ra khó khăn, khiến họ mất cân đối về tài chính, không thể thanh toán đúng hạn mới xem lại hợp đồng và khiếu nại công ty tài chính.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico cho biết: “Trách nhiệm của người dân khi đi vay là cung cấp thông tin đầy đủ, trả nợ đúng hạn, và thực hiện đúng các cam kết với tổ chức tài chính. Trách nhiệm này, đã được quy định đầy đủ, cụ thể tại Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và Bộ luật dân sự”.
Như vậy, trách nhiệm của người đi vay trước tiên là cần xem xét kỹ các thông tin về khoản vay. Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng nhà nước hướng dẫn: “Người vay cần lưu ý 6 điểm then chốt của hợp đồng đó là: (1) số tiền vay và cách thức giải ngân; (2) số tiền trả góp hàng tháng; (3)Mức lãi suất tiền vay; (4) phương thức tính toán thu tiền lãi của công ty tài chính; (5)Mức phí phạt chậm trả; (6) mức phí phải trả khi tất toán hợp đồng vay trước thời hạn. Càng suy nghĩ kỹ, người tiêu dùng sẽ càng có quyết định sáng suốt.
Vì vay tiêu dùng là thỏa thuận tự nguyện, tổ chức tín dụng sẽ dựa vào uy tín cá nhân của khách hàng để quyết định mức lãi suất, nên người đi vay cũng cần nâng cao trách nhiệm của mình.
Cụ thể, khi được công ty tài chính cung cấp các thông tin minh bạch, chuẩn xác, tư vấn rõ ràng, người vay sẽ tự lựa chọn hình thức vay, lãi suất, cũng như cách thức trả nợ. Người đi vay cần cân nhắc khả năng tài chính, xác định chính xác con số muốn vay để đảm bảo thanh toán tiền lãi và gốc.
Người đi vay không nên vay tiền mới để trả nợ cũ, hay cùng lúc có nhiều khoản vay tại nhiều tổ chức tín dụng dẫn đến chi tiêu vượt quá vượt quá khả năng trả nợ.
Theo các chuyên gia kinh tế, mỗi cá nhân đều có các chiến lược về đòn bẩy tài chính và cách thức quản lý nợ khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải có bảng kế hoạch tài chính cá nhân rõ rang, hiệu quả, kiểm soát tốt nợ và khả năng trả nợ để tránh việc mất khả năng chi trả.
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, người đi vay nên tính toán khoản trả nợ chỉ nên chiếm tối đa khoảng 30 - 50% thu nhập hàng tháng để không bị khoản trả nợ ảnh hưởng tới cuộc sống. Ví dụ, một người có thu nhập 10 triệu đồng/ tháng, thì khoản vay nợ chỉ nên dao động từ 3 - 5 triệu đồng, bởi số tiền còn lại sẽ được chi trả cho các nhu cầu khác như ăn uống, học tập, đi lại…
“Người vay tiền nên có ý thức thực hiện đúng cam kết, trích phần thu nhập vào tài khoản trả nợ ngân hàng, chứ không thể tùy hứng tiêu pha lung tung để đảm bảo mình vay và trả nợ đúng hạn”, TS. Lực nhấn mạnh.
Khi người đi vay có trách nhiệm với khoản vay, thiết lập được lịch trình trả nợ, sẽ hoàn toàn chủ động cân đối chi tiêu để thanh toán đúng thời hạn, không bị lãi phạt do chậm trả, không vướng phải những rủi ro, mâu thuẫn không đáng có phát sinh trong quá trình thu hồi công nợ do chây ỳ, trốn nợ. Đặc biệt, luôn trả nợ đúng hạn cũng là cách để lãi suất cho vay tiêu dùng dần thấp hơn với người vay trong những lần vay sau.
15:44, 14/04/2020
14:43, 13/04/2020
14:41, 25/03/2020
15:11, 27/02/2020