22/11/2024 | 02:59 GMT+7, Hà Nội

Khách hàng sốc khi biết quần áo Zara, H&M mình mua chỉ là hàng nhái, hàng tuồn!

Cập nhật lúc: 20/07/2019, 06:00

Vấn nạn hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội và đối với hàng Zara, H&M “tuồn” cũng vậy.

Mất niềm tin vào người bán

Hệ lụy của vấn nạn hàng nhái, hàng kém chất lượng mang lại cho xã hội là không nhỏ như ảnh hưởng đến tài chính của người tiêu dùng, khiến mọi người mất niềm tin vào những người bán hàng, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính…

 Khách hàng cảm thấy sốc khi biết nhiều đồ mình mua lái chính là Zara, H&M tuồn, nhái...

 Khách hàng cảm thấy sốc khi biết nhiều đồ mình mua lái chính là Zara, H&M tuồn, nhái...

Thời gian qua, người tiêu dùng Việt vẫn cảm thấy sốc trước vụ việc Khải Silk và Asanzo bị phanh phui. Hệ thống Khải Silk giả mạo xuất xứ, mua khăn lụa Trung Quốc thay thành mác Khải Silk tức là “Made in Việt Nam”. Asanzo nhập hàng nguyên chiếc khai báo linh kiện và gỡ tem “made in China” rồi dán đè tem “xuất xứ Việt Nam” lên sản phẩm bán ra thị trường.

Đó là hàng Việt, thương hiệu nổi tiếng Việt lừa đảo chính người tiêu dùng Việt, nhưng táo tợn hơn, người Việt nhập hàng không rõ nguồn gốc, “giả mạo” thương hiệu nổi tiếng thế giới để lừa người dân Việt. Khi biết thông tin này, người tiêu dùng đã cảm thấy rất sốc và phẫn nộ, họ muốn tẩy chay ngay những cửa hàng lừa đảo này.

Chị Lê Thị Thảo (Hoàng Mai, Hà Nội), một tín đồ của Zara cảm thấy mình bị những người bán hàng “dắt mũi” bao lâu nay. Do tin tưởng và cảm thấy tiện lợi, nhanh chóng, nên chị thường xuyên mua quần áo ở những cửa hàng bán đồ Zara xách tay tại Hà Nội, nhưng đến thời điểm này, chị cũng không dám khẳng định, những món đồ mình đã mua có phải của Zara hay không.

“Tôi thực sự thấy thất vọng, vì nếu chỉ thỉnh thoảng mới mua vài món đồ của họ thì không sao, nhưng tôi là tín đồ của Zara, mua không chỉ vì chất lượng mà còn là niềm yêu thích đối với một thương hiệu nữa, vậy mà những người bán hàng đó vì lợi nhuận mà bóp méo niềm tin của tôi. Tôi thấy rất ức chế”, chị Thảo chia sẻ.

Dù cũng đã nghe nhiều vụ lùm xùm liên quan tới hàng xách tay thật – giả, nhưng chị Thảo vẫn một mực tin rằng đó là hàng tốt, chính hãng, vì họ luôn cam kết "như đinh đóng cột" và bán hàng rất đắt khách. Thế mà…

Khác với chị Thảo, Chị Nguyễn Huyền Thương (Cầu Giấy, Hà Nội) lại là một người sành sỏi trong việc mua đồ hiệu, nên chị rất tinh ý trong việc phát hiện ra Zara, H&M tuồn hay nhái.

“Tôi không cảm thấy sốc trước thông tin này, nhưng tôi vẫn thấy thất vọng vì những con người buôn gian bán lận đó. Họ lợi dụng niềm tin của khách hàng, lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết của chúng tôi để bán những sản phẩm rẻ tiền với giá cao gấp mấy lần bình thường. Đó là hành động vô đạo đức”, chị Thương nói.

Khi được hỏi cách phân biệt hàng thật – giả chị liền chia sẻ: “Mùi quần áo của hãng sẽ khác so với hàng nhái. Nó thơm hơn và có mùi đồ mới, còn Zara, H&M tuồn hay nhái sẽ không có mùi này. Tôi thường phân biệt được vậy qua cảm nhận mua hàng lâu năm, chứ còn nhìn vào kiểu dáng, màu sắc hay đường chỉ thì sẽ rất khó để phân biệt được đâu là hàng thật  - giả vì hiện nay, hàng giả được sản xuất rất tinh vi và chuyên nghiệp”.

Cũng theo người phụ nữ này, những người mua sành mua quần áo sẽ không đến những cửa hàng bán đồ Zara, H&M xách tay không rõ nguồn gốc để mua hàng trừ khi đó là shop của người thân. Thông thường, mọi người đặt mua qua web, order hoặc nhờ người thân ở nước ngoài mua giúp.

 Zara, H&M đã có mặt tại Việt Nam nhưng vẫn có rất nhiều cửa hàng bán đồ tuồn, nháip/của hai thương hiệu này tồn tại.

 Zara, H&M đã có mặt tại Việt Nam nhưng vẫn có rất nhiều cửa hàng bán đồ tuồn, nhái của hai thương hiệu này tồn tại.

Còn đối với chị Nguyễn Khánh Hòa (Phú Thọ), một người không thường xuyên mua hai thương hiệu này lại cho rằng, nếu chất lượng tốt và giá cả hợp lý thì chị sẽ vẫn mua. 

“Giá bán ở những cửa hàng này rẻ hơn so với cửa hàng chính hãng, vậy sao mọi người lại hy vọng là hàng chuẩn 100%. Hàng chuẩn sẽ không có giá rẻ. Vì vậy, nếu có đến những cửa hàng này thì tôi cũng khá vui vẻ, chấp nhận hên xui, mua đồ mình ưng và thấy nó thỏa đáng”, chị Hòa giải thích.

Nhưng chị Hòa cũng cho rằng, việc buôn bán lừa đảo là hành vi trái pháp luật đáng bị lên án để bảo vệ người tiêu dùng Việt.

“Nhái, tuồn hay giả Zara, H&M thì cứ nói thẳng vì số lượng người chấp nhận mua hàng này nhiều hơn cả hàng chính hãng, sao người Việt cứ phải từ lừa nhau, hại nhau như vậy”, chị Hòa chia sẻ.

Như vậy, tùy mức độ mong muốn và hiểu biết của từng người mà khách hàng có những đánh giá khác nhau, nhưng dù lựa chọn mua hay không mua thì họ vẫn cảm thấy bị lừa dối và đó là hành vi, phương pháp kinh doanh đáng bị tẩy chay. Ngoài ra, mọi người cũng mong chờ các cơ quan chức năng vào cuộc xử phạt các đơn vị này để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ là vi phạm pháp luật

Ngoài việc muốn tẩy chay những đơn vị bán hàng xách tay hai thương hiệu Zara, H&M “tuồn”, người tiêu dùng còn đặt ra câu hỏi, “họ đang vi phạm pháp luật ra sao và phải chịu mức độ xử phạt như thế nào”?

Để trả lời câu hỏi này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với anh Nguyễn Tiến Dũng, giảng viên Khoa Pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội. Theo anh Dũng, những shop như 51 Trần Quang Khải, TP. Hải Phòng đang tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ, nhẹ thì xử phạt vi phạm hành chính, nặng thì xử lý hình sự.

Trong Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có chỉ rõ mức độ vi phạm và xử lý những trường hợp buôn bán hàng Zara, H&M “tuồn” như thế nào.

 Năm 2018, riêng thương hiệu Zara đoạt doanh số gần 1.700 tỷ đồng, tương đương doanh thu bình quân khoảng 4,6 tỷ đồng/ngày.

 Năm 2018, riêng thương hiệu Zara đoạt doanh số gần 1.700 tỷ đồng, tương đương doanh thu bình quân khoảng 4,6 tỷ đồng/ngày.

Mục 3 - Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác có Điều 15- Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định như sau:

  1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giádưới 3.000.000 đồng (mức độ phạt tiền thấp nhất) đến phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên (mức độ phạt tiền cao nhất).
  2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây: a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  3. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với: a) Người có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;; b) Người có hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;; c) Người có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.
  4. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này; b) Tịch thu phương tiện vận tải đối hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

Cũng theo anh Dũng, cơ quan chức năng sẽ điều tra, trong trường hợp tổng giá trị sản phẩm “tuồn” quá lớn thì đơn vị đó có thể bị xử lý hình sự.

Như vậy, dù cố ý hay vô tình thì những đơn vị mua bán, tiêu thụ sản phẩm quần áo, giày dép, túi xách “tuồn” của Zara, H&M đều đã vi phạm pháp luật và phải bị xử lý.

Hành động vi phạm pháp luật này sẽ tiếp tục tiếp diễn nếu không có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Điều này còn dẫn tới hậu quả, chính những người tiêu dùng sẽ trở thành người tiếp tay cho hành vi vi phạm này lúc nào không hay.