22/11/2024 | 07:21 GMT+7, Hà Nội

Dụng cụ nhà bếp là thủ phạm gây hại cho sức khỏe

Cập nhật lúc: 12/12/2015, 04:18

Điều mà chúng ta không bao giờ để ý và ngờ tới . Đồ dùng hay dụng cụ trong nhà bếp lại chính là thủ phạm gây hại cho sức khỏe.

Đồ sứ

Nhiều người nghĩ đồ sứ an toàn nhưng thực tế không phải vậy. Trong loại dụng cụ này có chứa một hàm lượng chì nhất định, tùy vào chất lượng của sản phẩm.

Không nên dùng đồ sứ quá lâu, khi cũ nên thay đồ mới

Vì thế, không nên dùng đồ sứ quá lâu, khi đồ đã cũ bạn có thể bỏ đi và thay đồ mới.

Sau khi mua đồ sứ về, bạn nên luộc trong nước sôi khoảng 5 - 10 phút để khử sạch các chất độc.

Đồ nhôm

Bạn chú ý không nên đựng thức phẩm mặn vì khi nấu nướng sẽ sinh ra muối nhôm, không tốt cho sức khỏe.

Đặc biệt khi mua nồi, cần chú ý bề mặt của nồi xem có tạp chất lạ không. Nếu bề mặt sần sùi, có lẫn màu lạ có thể nồi đó được làm bằng nhôm phế liệu lẫn nhiều tạp chất nên tránh mua.

Thực chất, kể cả khi nguyên chất, nhôm cũng vẫn bị ăn mòn bởi những tác động của môi trường. Nếu thấy bề mặt nhôm có lỗ thì nồi nhôm đã bị a-xít và muối ăn mòn gây nguy hại cho sức khỏe.

Chảo chống dính

Dụng cụ làm bếp được nhiều người ưa dùng. Đơn giản, khi dùng sản phẩm này cho món dán, chiên, bạn không cần lo bị dính ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của món ăn.

Ngoài ra, chảo chống dính cũng rất dễ rửa sạch, vì dầu mỡ không bám quá chặt.

Mặt khác, chất PTFE giúp thực phẩm không thể dính vào chảo lại là một chất độc khi ở nhiệt độ cao.

Chảo chống dính có chất PTFE giúp thực phẩm không thể dính vào chảo là một chất độc khi ở nhiệt độ cao. 

Nếu bạn để nồi quá lâu trên bếp, PTFE sẽ phản ứng nhiệt tỏa ra khói độc gây các biểu hiện như cúm ở người, thậm chí giết chết nhiều loài chim.

Ngoài ra một chất khác có tên a-xít perfluorooctanoic (PFOA) có trong chảo chống dính tạo nên nguy cơ ung thư, bệnh tuyến giáp, vô sinh…

Thớt

Đối với thớt nhựa, khi bạn dùng để thái thực phẩm sống sẽ tạo ra các rãnh trên bề mặt.

Đây là những nơi trú ngụ lý tưởng cho các vi khuẩn nguy hiểm sinh sống, điển hình như salmonella.

Vì vậy, các bà nội trợ dùng thớt gỗ sẽ tốt hơn vì chúng có tính kháng khuẩn tự nhiên.

Hộp nhựa 

Hộp nhựa rất tiện để tích trữ thức ăn nhưng mối nguy hại của nó lại rất lớn. Nhựa chứa hóa chất như bisphenol A (BPA), polyvinyl clorua (PVC) và phthalates có thể ngấm vào thức ăn.

Nhựa với BPA có liên quan đến ung thư, sức khỏe não bộ và tim mạch. Khi bạn cho hộp nhựa đựng thức ăn vào lò vi sóng, nhiệt độ cao làm tăng việc phát tán các hóa chất và rất dễ dính vào thức ăn có tính axit, béo hoặc thức ăn mặn.

Lọ thủy tinh được xem là lựa chọn an toàn nhất, vì chúng không ngấm hóa chất vào thức ăn và an toàn khi sử dụng lò vi sóng. Thủy tinh tái chế cũng thân thiện môi trường và độ bền cao hơn

Xà phòng kháng khuẩn và các chất tẩy uế

Rất không tốt cho sức khỏe nếu bạn thường xuyên sử dụng xà phòng khử trùng và chất tẩy uế vì chúng chứa triclosan.

Chất này có liên quan tới nhiều vấn đề sức khỏe như rối loạn tuyến giáp, tăng cân, mất cân bằng hormon, kháng kháng sinh và cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bào thai ở phụ nữ mang thai.

Các sản phẩm vệ sinh bếp

Chúng ta thường sử dụng các sản phẩm làm sạch dạng lỏng để vệ sinh kính cửa sổ, bồn rửa, bàn bếp, chậu rửa bát.

Các sản phẩm này chứa hóa chất độc hại cho cơ thể

Tránh sử dụng những sản phẩm vệ sinh này vì chúng chứa các hóa chất nguy hiểm rất có hại cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng các chất tẩy rửa tự nhiên như giấm táo, banking soda, hydrogen peroxid, nước chanh.

Dầu ôi thiu và gia vị cũ

Gia vị và dầu nấu chất lượng tốt là có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng khi chúng còn mới.

Dầu và gia vị để lâu có thể khiến chúng bị nhiễm khuẩn và sau đó truyền vào cơ thể người khi sử dụng. Ngoài ra, dầu ôi thiu, axit béo khi bị phân hủy có thể gây hại cho sức khỏe.

Chất làm ngọt nhân tạo

Ngày nay rất nhiều gia đình đã sử dụng loại chất này mà không biết về những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe của nó.

Chất làm ngọt nhân tạo hoặc đường không calo chứa hóa chất aspartame. Loại chất này gây bệnh tiểu đường và tăng cân./.