22/11/2024 | 03:18 GMT+7, Hà Nội

Mẹo chống mốc cho đồ khô trong nhà bếp

Cập nhật lúc: 08/10/2015, 08:51

Một số loại đồ khô trong nhà bếp như hành, tỏi, nấm hương, mộc nhĩ ... sẽ rất dễ bị nấm mốc vì môi trường ẩm thấp và không bảo quản đúng cách.

1. Bảo quản hành tỏi khô 

Hành tỏi khô thường rất dễ bị óp, khô ruột khi trời nóng hoặc bị thối nếu thời tiết ẩm ướt. Vì thế để bảo quản hành tỏi khô nên để chúng ở trong túi lưới, túi giấy hoặc rổ để có sự thông hơi nhất định. Không nên cất trong túi kín hoặc hộp nhựa thì hành, tỏi dễ bị thối mốc.

Cách bảo quản các loại đồ khô trong nhà bếp.

Cách bảo quản các loại đồ khô trong nhà bếp.

Khu vực bảo quản hành, tỏi phải khô ráo, thoáng mát. Tránh bảo quản những nơi ẩm ướt sẽ khiến hành, tỏi bị mọc mầm. Không để hành ở những nơi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Nhiệt độ ở mức trung bình là tốt nhất.

Chú ý, cần kiểm tra túi, rổ đựng hành, tỏi thường xuyên, để loại bỏ những củ có dấu hiệu bị thối, mềm hoặc thay đổi màu sắc để tránh nấm mốc lây sang những củ khác trong túi.

2. Bảo quản gừng 

Gừng là loại gia vị thường dùng trong món hoặc dùng để chữa bệnh như đau bụng, cảm cúm ... nên gia đình nào cũng có sẵn gừng trong nhà. Có nhiều cách để bảo quản thứ gia vị này được tươi lâu như bảo quản ở nhiệt độ thường, nhất là vào mùa đông, gừng giữ tươi được khá lâu. Hoặc có thể dùng giấu bạc quấn chặt củ gừng và để ở nơi thoáng mát.

Cách bảo quản các loại đồ khô trong nhà bếp.

Cách bảo quản các loại đồ khô trong nhà bếp.

Để bảo quản gừng bằng tủ lạnh, chị em phải nghiền củ gừng tươi với một ít muối, nước chanh và chút xíu đường. Sau đó, cho hỗn hợp gừng đã nghiền nhuyễn này vào trong một chiếc lọ sạch, có nắp kín, không để không khí lọt vào. Gừng được nghiền nát sẽ vẫn tươi trong vòng từ 6 tháng đến một năm.

Một cách khác đó là lau sạch bụi đất ở bên ngoài củ gừng, quấn kín củ gừng bằng nilon thực phẩm sau đó cất trên ngăn đá. Khi cần sử dụng bỏ gừng ra ngoài trước 15 - 30 phút và dùng bình thường. 

3. Bảo quản hạt tiêu 

Để hạt tiêu có hương vị thơm ngon, hãy dùng tiêu hạt và ăn đến đâu thì xay đến đó. Trong hạt tiêu có một lượng dầu rất nhỏ để lưu giữ hương thơm. Hạt tiêu xay sẵn để lâu ngày sẽ mất mùi.

Hạt tiêu nếu để trong túi nilon cần buộc kín, hoặc hộp nhựa, lọ thủy tinh không sẽ nhanh bay mùi.

Cách bảo quản các loại đồ khô trong nhà bếp.

Cách bảo quản các loại đồ khô trong nhà bếp.

4. Bảo quản mộc nhĩ, nấm hương 

Để bảo quản nấm hương, mộc nhĩ được lâu ngày khi mua nên chọn loại sản phẩm mới, chất lượng tốt. Mộc nhĩ nên chọn loại vừa phải, đã bỏ cuống, khô hẳn và không bị mốc.

Nấm hương nên chọn những cây nấm “cúc áo” - là nấm hương chân nhỏ, mình dày. Nấm có màu hơi nâu, dày to đều nhau, có mùi thơm đặc trưng của nấm hương và sờ khô tay. Không chọn những cây nấm ẩm ướt, hay mốc, có mùi lạ.

Cách bảo quản các loại đồ khô trong nhà bếp.

Cách bảo quản các loại đồ khô trong nhà bếp.

Để nấm hương khô có mùi thơm lâu, lại không bị ẩm mốc, mọt, hãy cho nấm hương vào hộp nhựa, túi giấy hoặc túi nilon, cất ở những nơi khô ráo, tránh những nơi quá nóng hoặc ẩm thấp.

Một cách bảo quản nấm hương khác là cho nấm hương vào túi nilon, túi bóng kính hoặc túi ziplog càng tốt, buộc chặt rồi cho vào giá chỗ cánh cửa tủ lạnh (ngăn mát), sẽ tránh được mốc mà giữ mùi thơm rất lâu.

5. Bảo quản các loại đồ khô khác 

Đối với các loại gia vị khô đặc thù như quế, hồi, thảo quả, các loại lá thơm ... thì các bà nội trợ nên bọc kín trong các loại túi giấy, để nơi khô thoáng và tránh ánh sáng trực tiếp. 

Với các loại gia vị mịn như tôm khô, mực khô, bột gừng, bột quế, hồi ... nên bảo quản trong túi ziplog và để trong ngăn đá tủ lạnh. Khi nào cần sử dụng thì lấy ra dùng bình thường. 

Cách bảo quản các loại đồ khô trong nhà bếp.

Cách bảo quản các loại đồ khô trong nhà bếp.