19/01/2025 | 06:55 GMT+7, Hà Nội

Chương trình tín chỉ cho học sinh tại TP.HCM có ưu, nhược điểm gì?

Cập nhật lúc: 09/01/2018, 00:11

Đề xuất áp dụng chương trình tín chỉ cho bậc THCS, THPT tại TP.HCM đang nhận được sự đồng tình của nhiều người. Tuy nhiên, để áp dụng với nền giáo dục Việt Nam, chương trình này có một số nhược điểm cũng như ưu điểm rõ rệt

Cuối tháng 12 năm 2017, Sở GD&ĐT TP.HCM đã ra đề án “dạy và học theo tín chỉ” cho khối học sinh THCS và THPT.

Đề xuất này nhận được sự đồng tình của rất nhiều chuyên gia giáo dục và đội ngũ giáo viên lẫn phụ huynh học sinh.

Đề xuất của TP.HCM vẫn đang ở trên giấy, nếu như trình Chính phủ thông qua sẽ áp dụng thí điểm ở một số trường trong năm học 2019 – 2020 dưới nguyên tắc tự nguyện của phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, để áp dụng với nền giáo dục nước nhà, nó cũng bộc lộ một số ưu và nhược điểm.

Ưu điểm 

Nếu đề xuất này được thực hiện thì học sinh có thể lựa chọn học trong 1 buổi hay cả ngày, học trực tuyến khi không có thời gian đến lớp.

Học sinh tại TP.HCM sẽ được học tín chỉ nếu đề án được phê duyệt.

Học sinh tại TP.HCM sẽ được học tín chỉ nếu đề án được phê duyệt.

Chính vì thế, thay vì đến lớp 5 buổi/tuần, học sinh có cơ hội rút ngắn được thời gian học hơn. Và từ đó có nhiều lựa chọn và chủ động lên kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

Một số chuyên gia cho rằng, xu hướng mở trong giáo dục đào tạo có thể phát huy hết khả năng của học sinh. Bởi vì học sinh được chủ động lựa chọn môn học hợp với sở trường và sở thích.

Học tín chỉ là hình thức được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Ở Việt Nam, hầu như 80% các trường đại học, cao đẳng đều theo hình thức này. Và nếu học sinh được tiếp cận từ sớm thì việc vào đại học sẽ không còn bỡ ngỡ.

Nhược điểm

Phương thức dạy và học theo tín chỉ bên cạnh ưu điểm cũng bộc lộ một số nhược điểm thấy rõ.

Đầu tiên, phải kể đến việc học sinh sẽ thiếu sự kết nối với nhau. Điều này do đặc thù của chương trình đào tạo.

Học sinh sẽ không nhất nhất ngồi cùng lớp, do đó thiếu sự giao lưu kết nối bạn bè, với cán bộ lớp. Vì thế cũng không có việc tổ chức các hoạt động, sinh hoạt chung cho học sinh.

Thứ hai là vai trò của giáo viên chủ nhiệm sẽ dần mai một. Học sinh cũng không có cơ hội để được giáo viên hướng dẫn, chọn môn học phù hợp.

Với chương trình học tín chỉ, học sinh sẽ phải nỗ lực rất nhiều bởi học sinh Việt Nam vẫn chưa có thói quen tự lập trong việc tự nghiên cứu, tự học.

Nếu như các em không biết chủ động kiểm soát thời gian hiệu quả thì việc tự học, tự nghiên cứu sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ nản chí.