19/01/2025 | 07:11 GMT+7, Hà Nội

56,2% cơ quan Nhà nước không chi kinh phí cho an toàn thông tin mạng

Cập nhật lúc: 17/04/2019, 20:50

Hầu hết các cơ quan tại Việt Nam chưa có một tổ chức, doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp, dẫn đến việc bị tấn công mạng mà không hay biết.

Mức độ bảo đảm an toàn thông tin mạng trong các cơ quan Nhà nước thấp

Theo dự thảo Báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI) 2018 của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Việt Nam xếp hạng thứ 50/175 trong số 194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng; thứ 11 trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Vừa qua, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức đánh giá mức độ bảo đảm an toàn thông tin mạng của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng và có kết quả đánh giá không có cơ quan xếp loại A - loại tốt nhất, đảm bảo an toàn, an ninh mạng; chỉ có 17% cơ quan xếp loại B; 70% cơ quan xếp loại C và 13% cơ quan xếp loại D.

Trong đó, khối cơ quan Trung ương xếp loại B là Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ. Khối cơ quan xếp loại D – loại đạt chỉ tiêu trung bình có tới 3 Bộ, đó là: Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội vụ và Uỷ ban Dân tộc. Còn lại, hầu hầu các cơ quan xếp loại C.

Ngoài ra, kết quả khối địa phương có 11 tỉnh xếp loại B, 36 tỉnh xếp loại C và có 8 tỉnh xếp loại D là Cà Mau, Khánh Hòa, Lai Châu, Long An, Nam Định, Phú Yên, Sóc Trăng và Tiền Giang.

 Việt Nam xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á về an toàn, an ninh mạng. 

 Việt Nam xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á về an toàn, an ninh mạng. 

Theo cuộc đánh giá, tỷ lệ cơ quan có đơn vị/bộ phận chịu trách nhiệm về an toàn thông tin chỉ chiếm 49,4%; tỷ lệ cơ quan có khả năng ghi nhận tấn công mạng lên tới 25,3%; tỷ lệ cơ quan có hệ thống giám sát an toàn thông tin là 9,2%. Các cơ quan xếp hạng cao đều là các cơ quan có đơn vị/bộ phận chịu trách nhiệm về an toàn thông tin.

Qua cuộc đánh giá, ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận xét: “Hầu hết các cơ quan chưa có một tổ chức, doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp, dẫn đến việc bị tấn công mạng mà không biết”.

Cũng theo ông Tiến, hiện nay có tới 48,91% cơ quan tự đánh giá quá thiếu kinh phí chi cho an toàn thông tin; 29,93% cơ quan tự cho rằng lãnh đạo chưa quan tâm đến an toàn thông tin và 51,82% cơ quan tự đánh giá an toàn thông tin chưa được ưu tiên đúng mức.

“Hiện nay mới chỉ có 16 cơ quan kết nối chia sẻ dữ liệu về mã độc với Cục An toàn thông tin, 56,2% cơ quan không chi kinh phí cho an toàn thông tin và có tới trên 67% cơ quan tự đánh giá kinh phí chi cho an toàn thông tin đáp ứng dưới 20% nhu cầu thực tiễn”, ông Tiến nói.

Cục An toàn thông tin cũng đưa ra khuyến nghị, người đứng đầu các cơ quan chịu trách nhiệm về an toàn thông tin; bố trí kinh phí chi cho an toàn thông tin tối thiểu 10% trong kinh phí chi cho công nghệ thông tin; sử dụng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin có độ tin cậy, của tổ chức/doanh nghiệp có uy tín; mỗi cơ quan có tối thiểu 1 tổ chức/doanh nghiệp bảo vệ an toàn thông tin mạng.

An toàn không gian mạng là yếu tố sống còn để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia

Hiện nay, chuyển đổi số là xu hướng quan trọng mang tính sống còn đối với mỗi quốc gia để hình thành và thúc đẩy nền kinh tế số - xã hội số. Muốn chuyển đổi số thành công, phải tập trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế số - xã hội số. Do đó, quốc gia cần tái cấu trúc đầu tư, đặc biệt là đầu tư công để thay đổi cơ cấu và tăng tỷ trọng đầu tư cho hạ tầng này. Trong đó, đầu tư cho an toàn, an ninh mạng là điều kiện cần thiết để chuyển đổi số nhanh, bền vững.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng phát biểu: “Việt Nam cần đẩy mạnh vấn đề an toàn an ninh mạng, phát triển doanh nghiệp an ninh mạng trong nước để tiến đến trở thành cường quốc an ninh mạng”.

Chính vì mức độ quan trọng này, mà Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá: "An toàn, an ninh không gian mạng là điều kiện cơ bản, là yếu tố sống còn để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia. Nó tạo ra môi trường an toàn để chính phủ, doanh nghiệp và người dân sử dụng công nghệ số. Việt Nam chúng ta mong muốn và phải tạo ra một không gian an toàn để thực hiện các giao dịch số. Từ nhu cầu này, chúng ta sẽ tạo ra các sản phẩm và dịch vụ về an toàn, an ninh KGM và phát triển các doanh nghiệp an ninh mạng đẳng cấp quốc tế.

 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, an toàn, an ninh không gian mạng là điều kiện cơ bản, là yếu tố sống còn để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia

 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, an toàn, an ninh không gian mạng là điều kiện cơ bản, là yếu tố sống còn để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia.

Sự thịnh vượng của chúng ta phụ thuộc vào Internet, nhưng Internet lại không an toàn. Chúng ta làm cho Internet an toàn hơn tức là làm cho đất nước thịnh vượng hơn. Không gian mạng là tương lai của thế giới. Cường quốc an ninh mạng thì cũng giống như cường quốc quân sự trong thế giới thực. Cùng một vạch xuất phát với tất cả các nước khác, lại có nguồn nhân lực an ninh mạng vào loại tốt trên thế giới, với khát vọng dân tộc hùng cường, và với một giấc mơ lớn, tài nguyên vô tận trong não mỗi người Việt Nam sẽ được khai thác, và chúng ta có thể đưa Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng, bảo vệ Việt Nam, bảo vệ hoà bình thế giới.

Cường quốc an ninh mạng thì cũng giống như cường quốc quân sự trong thế giới thực. Cùng một vạch xuất phát với tất cả các nước khác, lại có nguồn nhân lực an ninh mạng vào loại tốt trên thế giới, với khát vọng dân tộc hùng cường, và với một giấc mơ lớn, tài nguyên vô tận trong não mỗi người Việt Nam sẽ được khai thác, và chúng ta có thể đưa Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng, bảo vệ Việt Nam, bảo vệ hoà bình thế giới”.