3 Điều cha mẹ Nhật tuyệt đối tránh khi dạy con tự lập
Cập nhật lúc: 03/01/2016, 07:21
Cập nhật lúc: 03/01/2016, 07:21
Xem thêm:
>> Điều tuyệt vời cha mẹ Nhật làm cho trẻ ở giai đoạn 0 đến 3 tuổi
>> 9 lưu ý của mẹ Nhật khi nuôi dạy trẻ
>> 10 thói xấu nhưng lại là tốt cho sự phát triển của trẻ 1-3 tuổi
>> Trẻ bị bắt nạt và bắt nạt ảnh hưởng đến sự phát triển như thế nào?
>> 11 câu nói cha mẹ tuyệt đối không nên nói với trẻ
“Một trong những bí quyết dạy con tự lập là cha mẹ Nhật luôn kiên nhẫn lắng nghe để hiểu con.”
Dạy con tự lập luôn được coi là một thế mạnh của cha mẹ Nhật Bản. Mặc dù các bà mẹ Nhật dành gần như toàn bộ thời gian ở nhà chăm lo việc nuôi dạy con, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ thay con làm tất cả mọi thứ.
Các em bé Nhật Bản ngay từ nhỏ đã được cha mẹ dạy cho các kĩ năng tự lập cơ bản nhất như: tự thức dậy vào buổi sáng, tự đi bộ đến trường, tự làm các công việc vệ sinh cá nhân….
Cha mẹ Nhật dạy con tự lập từ những việc rất đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như thế bằng sự lắng nghe, tình yêu thương và tôn trọng con.
Trong cuốn sách “Cha mẹ Nhật dạy con tự lập”, tác giả Sugahara Yuko đã chia sẻ 66 bài học giúp con tự lập bằng yêu thương của cha mẹ Nhật. Trong đó có những điều mà cha mẹ Nhật không bao giờ làm khi muốn hình thành thói quen tự lập cho con. Dưới đây là một trong những điều như vậy:
“Luôn tin tưởng và khích lệ con bằng những ngôn từ tích cực“
Cha mẹ Nhật thấu hiểu rất rõ rằng, những trẻ được cha mẹ sử dụng nhiều từ mang tính khẳng định và tích cực thì sẽ có nhận thức về bản thân mình một cách tích cực.
Và khi đã nhận thức tích cực về bản thân, trẻ sẽ dễ dàng yêu và “khẳng định bản thân” mình. Ngược lại, những trẻ bị cha mẹ dùng nhiều từ mang tính phủ định, trẻ sẽ ghét bản thân, cho rằng mình là kẻ yếu hèn.
Tác giả Sugahara Yuko chỉ rõ trong cuốn sách “Cha mẹ Nhật dạy con tự lập” của mình rằng, để cha mẹ hạn chế sử dụng những từ ra lệnh thì việc quan trọng nhất là luyện cho trẻ hình thành thói quen tự giác, bằng việc trước tiên là phải tạo ra một nếp sinh hoạt gia đình phù hợp, tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt khoa học, đưa ra những quy định rõ ràng trong nhà và luôn luôn ghi nhớ rằng bố mẹ phải là người đầu tiên tuân thủ những quy định đã đề ra…
Bên cạnh đó, hãy dạy trẻ cái nào nguy hiểm không được chạm vào, và không nên để chúng gần trẻ. Với những vật nguy hiểm như dao kéo hãy dạy trẻ cách sử dụng, ứng với từng độ tuổi khi trẻ đã trưởng thành.
Khi cha mẹ càng dạy con nhiều các kĩ năng thực hành trong cuộc sống thì con sẽ càng tự tin, độc lập mà cha mẹ không cần phải dùng đến những từ ngữ ra lệnh và cấm đoán với con.
“Tin tưởng để con có thật nhiều trải nghiệm là bài học dạy con tự lập vô cùng hiệu quả.“
Cha mẹ nào cũng dành tất cả tình yêu mình có cho con, như thế nào là “yêu con thái quá”? Trong cuốn sách “Cha mẹ Nhật dạy con tự lập” của mình, tác giả Sugahara Yuko cho rằng, một trong những biểu hiện rõ rệt của sự “yêu con thái quá” là có không ít cha mẹ cảm thấy “tội nghiệp” khi thấy con phải “hứng chịu” những kết quả tồi tệ do chính hành động của con gây ra.
Họ không đành lòng đứng nhìn con mình gặp khó khăn mà không giơ tay ra cứu giúp, hoặc việc đứng nhìn khi con trải qua những khó khăn đó cũng khiến họ cảm thấy thật là tội lỗi.
Tình yêu thương thái quá đó dẫn đến việc can thiệp quá đà vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con. Nhiều cha mẹ không chỉ dừng lại ở việc can thiệp vào sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ảnh hưởng đến cả tính cách của con, ép con phải làm theo ý mình.
Sự bao bọc thái quá đó của cha mẹ sẽ không chỉ giết chết tinh thần tự lập của con mà còn khiến đứa trẻ trở nên yếu đuối, luôn bị tình thương của cha mẹ chi phối, sẽ sống mà ôm lấy tổn thương trong một thời gian dài.
Cha mẹ Nhật quan điểm rằng, những trẻ lớn lên trong sự bao bọc giúp đỡ của cha mẹ sẽ bị tước đoạt đi vô vàn trải nghiệm mà đáng lẽ bản thân chúng phải được tự trải qua.
Chính vì thế, việc học hỏi thông qua những trải nghiệm sẽ ít đi, dẫn đến trẻ sẽ thiếu kinh nghiệm để giải quyết vấn đề. Đối với những trẻ thiếu trải nghiệm thì chắc chắn với thế giới sẽ rất khó hòa nhập, bởi lúc đó, trẻ chỉ biết bỏ cuộc và né tránh.
Trong cuốn sách “Cha mẹ Nhật dạy con tự lập”, tác giả Sugahara Yuko cũng chỉ ra những biểu hiện của “cha mẹ làm thay” như: luôn ra lệnh, chỉ thị bắt trẻ làm thế này, thế kia; đáp ứng vô điều kiện với những đòi hỏi của trẻ (ngay cả khi trẻ không có nhu cầu nhưng vẫn đưa cho trẻ) hay lúc nào cũng muốn trẻ sẽ đáp ứng và làm theo ý mình (không quan tâm xem trẻ muốn gì, dù nghe trẻ nói cũng không tôn trọng ý kiến đó của trẻ)…
15:25, 08/03/2016
20:00, 16/12/2015
18:25, 15/12/2015
00:07, 15/12/2015
00:48, 11/12/2015
19:05, 09/12/2015