18/01/2025 | 15:48 GMT+7, Hà Nội

5 Điều con muốn cha, mẹ biết

Cập nhật lúc: 15/12/2015, 00:07

Dù cho bạn có thường xuyên trò chuyện cùng con, dù cho con cái và bạn rất thân thiết với nhau thì vẫn có những điều thầm kín, những bí mật mà bé sẽ chẳng bao giờ chia sẻ với bạn. Tuy nhiên, chúng lại rất mong muốn bạn biết những điều đó

Xem thêm: 

           >>  Trẻ bị bắt nạt và bắt nạt ảnh hưởng đến sự phát triển như thế nào?

           >>  10 thói xấu nhưng lại là tốt cho sự phát triển của trẻ 1-3 tuổi

           >>  11 câu nói cha mẹ tuyệt đối không nên nói với trẻ

           >>  Điều tuyệt vời cha mẹ Nhật làm cho trẻ ở giai đoạn 0 đến 3 tuổi

            >> 9 lưu ý của mẹ Nhật khi nuôi dạy trẻ

Theo các nhà nghiên cứu về tâm lí trẻ em dù bạn hay trò chuyện cùng con, con và bạn rất thân nhau nhưng vẫn có những điều mà bé muốn cha mẹ biết nhưng bé lại không nói ra.

Dưới đây là 5 điều mà con muốn cha mẹ biết nhất.

1. Con cần một ngôi nhà tràn đầy yêu thương

Tổ ấm của bạn là nơi trú ẩn thường xuyên của bé. Bé sẽ cảm thấy cực kỳ thoải mái và hạnh phúc khi nhà cửa lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ và nhất là không có những cuộc cãi vả giữa ba mẹ.

Tuy bé có thể tỏ ra bình thường trước sự xáo trộn trong gia đình nhưng điều này sẽ gây ảnh hưởng đến việc học hành cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

Do đó, cha mẹ nên cố gắng thu xếp chuyện cá nhân trong phòng của mình, tránh để con cái phải chứng kiến cảnh cha mẹ to tiếng với nhau.

2. Con muốn làm ba mẹ vui

Con cái, đứa nào cũng đều muốn làm cho ba mẹ vui và hãnh diện về nó. Vì vậy, dù cho bé có thường nghịch ngợm, chọc tức bạn… thì bạn cần bình tĩnh, nghĩ về những điểm tích cực của con và ý thức rằng những điều bé làm bạn không vui đều là vô ý.

Đồng thời, bạn cũng nên làm công tác tư tưởng cho bé rằng dù cho bạn có hay la mắng bé, dù cho bé có làm cho bạn buồn hay tức giận thì tình yêu thương của bạn dành cho bé lúc nào cũng đong đầy.

3. Đừng làm cho con cảm thấy mình thật tệ hại

Trẻ em luôn nỗ lực để đạt được những điều tốt nhất nhưng một vài trong số chúng lại thấy khó có thể hoàn thành những tiêu chuẩn do ba mẹ đặt ra. Nếu bạn thường tạo áp lực cho con việc học là phải đạt loại xuất sắc ở trường thì đừng nên làm cho bé cảm thấy tệ, tội lỗi hơn bằng cách khiển trách bé khi bé thua cuộc trong một cuộc thi hay một dự án.

Đừng bao giờ so sánh bé với những đứa trẻ khác được nhận bằng khen, giấy chứng nhận…hay làm cho bé cảm thấy chán nản. Trong trường hợp này, cha mẹ cần tinh ý để nắm bắt được cảm xúc tức thời của con. Thay vì phải đẩy con cái đến giới hạn cho phép, bạn nên cổ vũ và chấp nhận sự phát triển của trẻ ở một mức độ nào đó mà trẻ cảm thấy thoải mái để đi tiếp.

Thay vì tạo áp lực, bạn nên khuyến khích con làm hết khả năng của mình

Thay vì tạo áp lực, bạn nên khuyến khích con làm hết khả năng của mình

4. Luôn đứng về phía con

Trẻ em sẽ có lúc mắc lỗi và đưa ra quyết định chưa đúng và lúc này bé chỉ mong được ba/mẹ đứng về phía mình. Dù cho bé có hay quậy phá, nghịch ngợm thì việc bạn cần làm là thể hiện tinh thần sẵn sàng trợ giúp của mình.

Thái độ tức giận, bất mãn hay bạo lực của cha mẹ là không được khuyến khích nhưng bạn có thể cho thấy sự quan tâm của mình dành cho con bằng cách hỗ trợ con trong những hoàn cảnh phù hợp.

5. Ba mẹ chính là những bức tường thành vững chắc

Con cái sẽ chẳng bao giờ nói với bạn rằng ba mẹ chính là tấm gương để con noi theo, là bức tường thành vững chắc, chuẩn mực trong cuộc đời của con. Trong mắt chúng, không có gì có thể tác động để làm cho bạn gục ngã và bạn khó có thể mắc sai lầm.

Chính điều này làm cho chúng phác họa những điểm mạnh của mình từ bạn. Do đó, nếu chúng thấy bạn khóc hay suy sụp thì thế giới tươi đẹp của chúng cũng sẽ sụp đổ theo và chúng sẽ nhanh chóng bị nản lòng.