18/01/2025 | 13:38 GMT+7, Hà Nội

9 lưu ý của mẹ Nhật khi nuôi dạy trẻ

Cập nhật lúc: 08/12/2015, 18:54

9 điều cơ bản cần nhớ khi nuôi dạy trẻ được tiến sĩ giáo dục học Shichida Makota Nhật bản nói trong cuốn "Cha mẹ nhật nuôi dạy con như thế nào?".

Xem thêm:

                 >> 9 dấu hiệu nhận biết trẻ có nguy cơ thiếu chiều cao

                 >> Điều tuyệt vời cha mẹ Nhật làm cho trẻ ở giai đoạn 0 đến 3 tuổi

1. Hãy chấp nhận trẻ như nó vốn có

Cha mẹ hãy chấp nhận cá tính của con như thể đó là một tính cách hoàn hảo. Không cần phải làm theo một mẫu nào, thẳng thắn nhìn nhận con mình như vậy sẽ xóa được tất cả phiền muộn và lo âu. Rộng lượng với con, tin tưởng con, chắc chắn những điều tốt đẹp dần dần biểu hiện.

Cha mẹ hãy chấp nhận cá tính của con như thể đó là một tính cách hoàn hảo

Cha mẹ hãy chấp nhận cá tính của con như thể đó là một tính cách hoàn hảo

Nuôi trẻ cần phải:

  • Hiểu được sự hiện diện tuyệt với của trẻ.
  • Thừa nhận những điểm tốt của trẻ.
  • Khen ngợi những nỗ lực và tiến bộ của trẻ.
  • Tiến được một bước cũng lấy làm vui mừng.
  • Tôn trọng cá tính của trẻ.
  • Yêu thương trẻ vô điều kiện.

2. Đầu tiên hãy yêu thương trẻ, sau đó hãy nghiêm khắc với trẻ

Nuôi dạy trẻ trước hết phải để trẻ cảm nhận được tình yêu sâu sắc của cha mẹ, điều quan trọng tiếp theo là sự nghiêm khắc. Sự nghiêm khắc dựa trên tình yêu thương vững chắc sẽ khiến trẻ vâng lời. còn sự nghiêm khắc không dựa trên tình yêu thương sẽ làm biến dạng tính cách trẻ.

 Đầu tiên hãy yêu thương trẻ, sau đó hãy nghiêm khắc với trẻ

Đầu tiên hãy yêu thương trẻ, sau đó hãy nghiêm khắc với trẻ

 Khi con ngoan hãy hãy ôm cọn thật tình cảm vào lòng và nói: "con ngoan lắm, mẹ rất yêu con". Khi đó cái cảm giác sợ mẹ khi mẹ nghiêm khắc sẽ tự nhiêm bay mất. Đứa trẻ sẽ thất mẹ thật hiền thật dịu dàng.

3. Không mắng trẻ, hãy khen và nói thật nhẹ nhàng

Tuyệt đối không mắng trẻ không đánh trẻ. Việc mắng và đánh trẻ sẽ phá hỏng hạt giống được gieo mầm, phá hoảng sự trưởng thành của trẻ. Không cha mẹ nào ác ý với con  bởi vậy chỉ cần nói nhẹ nhành với con là đủ. Thời kỳ trẻ 1 đến 2 tuổi cha mẹ không cần áp dụng hình phạt.

Không mắng trẻ, hãy khen và nói thật nhẹ nhàng

Không mắng trẻ, hãy khen và nói thật nhẹ nhàng

Đánh mắng trẻ sẽ sinh ra cho trẻ một phản ứng tự nhiên sẽ khiến trẻ ngày càng cứng đầu, khó dạy. Cha mẹ hãy luôn dùng lời kkhen và thái độ nhẹ nhành để uốn nắn trẻ.

4. Mẹ luôn có thời gian

Nuôi dạy trẻ theo chủ nghĩa lý tưởng hay chủ nghĩa cầu toàn nhưng trẻ lại không trở nên lý tưởng sẽ khiến cha, mẹ trở nên bất mãn, sốt ruột. Chính sự lo lắng suốt ruột đó là thứ tệ nhất, kìm hãm sự trưởng thành của trẻ. Trẻ sẽ không vui vẻ, hay tè dầm, khóc nhiều đặc biệt về đêm. Bởi vậy cha mẹ hãy từ bỏ cảm giác bất mãn, sốt ruột mà hãy bình tĩnh chờ đợi trẻ, miễm là trẻ đã làm hết khả năng của mình là được

Trong tim cha, mẹ hãy luôn có chỗ cho sự chờ đời, không vội vàng, khi đó trẻ cũng sẽ cảm thấy thảnh thơi, không có phản ứng tiêu cực việc học tập sẽ tiến bộ.

5. Không so sánh, không thúc giục nhưng cũng không nghỉ ngơi

Mỗi trẻ có một tố chất khác nhau việc nuôi dạy vì vậy cũng phải khác nhau và kết quả của việc giáo dục đó cũng khác nhau. Quan niệm trẻ 1 tuổi làm được con mình cũng phải làm được là một quan niệm hết sức sai lầm, tùy tiện cần phải loại bỏ ngay. Con mình là con mình do đó cha mẹ hãy chọn một phương pháp nuôi dạy để trẻ phát huy thế mạnh của con.

Giáo dục trẻ luôn phải tâm niệm: "Không so sánh, không thúc dục nhưng cũng không nghỉ ngơi". Cha mẹ cứ tiến hành một cách thoải mái và hài longfkhi nhìn thấy sự tiến bộ của con dù là rất nhỏ. Khi đó trẻ sẽ tự nhiên lớn lên một cách không ngờ..

Không so sánh, không thúc giục nhưng cũng không nghỉ ngơi

Không so sánh, không thúc giục nhưng cũng không nghỉ ngơi

Trẻ có năng lực ESP (giác quan cảm giác cảm nhận đặc biệt), vì vậy nếu cha mẹ giục giã, không thoải mái trẻ sẽ hiểu ra và sẽ ngay lập tức từ bỏ. Cha mẹ hãy nhớ rằng phải cho con thời gian, phải kiên nhẫn trông đợi mới có kết quả.

6. Không nên "cái gì cũng muốn"

Việc gì cũng muốn con làm trong khi thời gian không đủ, cả cha mẹ và con cái đều bận rộn quá mức không được nghỉ ngời sẽ dẫn đến cả hai cùng căng thẳng. Cha mẹ hãy cân đối thời gian với các việc cần làm để giảm stress. KHông cần phải theo đuổi tất cả mọi thứ, nên chọn những điều trong khả năng của con để làm, cho con có thể thư giãn đầu óc thì việc học tập của con sẽ càng có hiểu quả.

7. Mục tiêu cần đạt được và thời gian của con đều quan trọng

Đừng để mỗi ngày trôi qua vô ích hãy cố gắng tìm lấy một mục tiêu nào đó để theo đuổi. Cha mẹ nên tạo thời gian cho con để con tự điều chỉnh thời gian của mình. Sử dụng thời gian theo cách đó cả cha mẹ và con cái đều thấy thoải mái. Đọc sách cho con trước khi đi ngủ nói với con rằng hãy nghe mẹ đọc sách và ngủ ngon đến sáng.

Đọc sách cho con trước khi đi ngủ nói với con rằng hãy nghe mẹ đọc sách và ngủ ngon đến sáng

Đọc sách cho con trước khi đi ngủ nói với con rằng hãy nghe mẹ đọc sách và ngủ ngon đến sáng

8. Cố ý bỏ qua một vài chi tiết

 Cha mẹ hãy tạo một chút khoảng cách với con để từ đó có thời gian suy nghĩ cho riêng mình, bản thân trẻ cũng cần có thời gian chơi một mình để phát huy tính sáng tạo. Làm hộ con tất cả sẽ giảm sức sáng tạo của con. Bởi vậy cha mẹ hãy cân nhắc bỏ qua một phần để con tự làm để con được hoạt động theo suy nghĩ riêng của mình sẽ cảm thấy thú vị hơn là dưới sự sắp đặt của cha mẹ.

Để con được giúp đỡ, dạy con làm cùng với mẹ những việc đơn giản sẽ khiến con vui thích hơn.

Để con được giúp đỡ, dạy con làm cùng với mẹ những việc đơn giản sẽ khiến con vui thích hơn.

9. Nói với những người mẹ nghiêm khắc

 Không gì tốt hơn là hãy cố gắng thay đổi bản thân: "Tôi sẽ thay đổi, không chỉ với con mà còn với tất cả mọi người. Tôi sẽ trở thành người mẹ rộng lượng, không nổi nóng, sẽ là người mẹ dịu hiền của các con..."