9 dấu hiệu nhận biết trẻ có nguy cơ thiếu chiều cao
Cập nhật lúc: 07/12/2015, 19:41
Cập nhật lúc: 07/12/2015, 19:41
Xem thêm:
>> 6 sai lầm mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ mùa đông
>> 11 câu nói cha mẹ tuyệt đối không nên nói với trẻ
>> 6 điều mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ mùa đông
Cần so sánh chiều cao của trẻ với bạn bè cùng trang tuổi, cùng giới tính. Nếu chiều cao của trẻ chỉ đạt < 90%="">tiêu chuẩn chiều cao của từng lứa tuổi, hoặc tiêu chuẩn từ độ 2 trở lên nghĩa là trẻ chậm phát triển chiều cao.
Tuổi xương và tuổi đời không phải là một. Tuổi xương chính là tuổi sinh vật, phản ánh sự phát triển và trưởng thành của con người. Phán đoán tuổi xương dựa và việc chụp X-quang cổ tay để xác định số lượng tổ chức sợi và sụn trong cơ thể. Nếu tuổi xương nhỏ hơn tuổi thực tế nghĩa là trẻ có nguy cơ thiếu chiều cao.
Trẻ bị "đứng" chiều cao trong thời gian dài hoặc chỉ số tăng trưởng chiều cao trung bình của trẻ dưới 5 cm/ năm trong khoảng từ 2 tuổi đến dậy thì (Thời gian dậy thì bé gái từ 10 đến 13 tuổi, thời gian dậy thì bé trai từ 13 đến 17 tuổi) là dấu hiệu bất thường khi đó trẻ có nguy cơ thiếu chiều cao.
Nếu cân nặng của trẻ thấp hơn mức chuẩn của lứa tuổi nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng. Sự thiếu hụt của các vi chất như: Protein, Sắt, Fatate, B12, Kẽm đặc biệt là Canxi, Vitamin A, Vi tamin D, Vitamin K2 (MK7) cũng làm trẻ bị hạn chế chiều cao.
Trẻ cao nhanh hơn, lông và cơ quan sinh dục phát triển, tâm lý thay đổi. Bé gái ngực phát triển, tiết dịch âm đạo, có kinh nguyệt. Bé trai có râu, trứng cá, cơ bắp nở nang, vỡ giọng. Dậy thì sớm dẫn đến tăng tiết hormon môn sinh dục dẫn đến cốt xương đóng sớm, tuổi xương tăng nhanh và cao hơn so với tuổi thực. Sau một thời gian phát triển nhanh chiều cao của trẻ sẽ dùng lại sớm và không thể đạt mức tối ưu.
90% sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong lúc đang ngủ, đặc biệt từ 22 đến 24h hàng ngày. Khi trẻ ngủ sau và đủ giấc tuyến yên sẽ được kích thích và tiết ra hormon môn tăng trưởng giúp trẻ tăng thêm chiều cao. Khi trẻ thiếu ngủ, ngủ ít hơn số giờ khuyến nghị, ngủ muộn sau 23 giờ hay rối loạn giấc ngủ thường trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc sẽ dẫn đến hạn chế chiều cao ở trẻ.
Số giờ khuyến nghị trẻ ngủ mỗi ngày:
Trẻ sơ sinh: 22 tiếng
Trẻ từ 2 đến 6 tháng: 15 đến 18 tháng
Trẻ từ 6 đến 18 tháng: 13 đến 15 tiếng
Trẻ 18 tháng đến 3 tuổi: 12 đến 13 tiếng
Trẻ từ 3 đến 7 tuổi: 11 đến 12 tiếng
Thể thao tác động 20% các yếu tố tác động tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Khi trẻ vận động ngoài trời cơ thể sẽ tự động tổng hợp vitamin D qua da giúp trẻ cao lớn hơn. Nếu trẻ lười vận động, it ra ngoài trời tắm nắng cũng sẽ hạn chế chiều cao.
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Brazil trên 119 trẻ trong 10 năm cho thấy: Trong 2 năm đầu đời nếu trẻ bị 7 đợt tiêu chảy thì lúc lên 7 tuổi trẻ sẽ thấp hơn 3,6cm so với bạn cùng tuổi, cùng giới tính không nhiễm bệnh. Nếu trẻ bị giun đường ruột thì lúc lên 7 tuổi sẽ thấp hơn các bạn khác không nhiễm giun 4,6 cm. Như vậy trẻ có nguy cơ sút giảm chiều cao tới 8,2 cm nếu vừa bị tiêu chảy và vừa có giun sán.
Nếu trẻ sống trong điều kiện thiếu thốn vật chất, ở vùng quê hẻo lánh hoặc vùng sâu vùng xa kém phát triển, không được trực tiếp cận với dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe thường xuyên cũng sẽ có nguy cơ thiếu chiều cao.
Món quà mà bố mẹ trao tặng cho trẻ là sự phát triển toàn diện để trẻ có được tương lai tươi sáng, hãy chia sẻ thông tin này đến với mọi người nếu bạn thấy hữu ích...
01:07, 30/08/2015
14:04, 14/08/2015
01:05, 28/07/2015
10:17, 23/07/2015
23:43, 19/07/2015
13:40, 18/07/2015