Vì sao đất nền Gia Lâm trở thành "miếng bánh ngon" cho nhà đầu tư?
Cập nhật lúc: 09/04/2018, 00:21
Cập nhật lúc: 09/04/2018, 00:21
Bức tranh giao dịch bất động sản khu vực Gia Lâm (Hà Nội) ngày càng trở nên sôi động hơn khi lượng giao dịch đổ về đây với tốc độ tăng chóng mặt.
Theo thống kê của Công ty Cổ phần Nhà đất Hùng Vương, huyện Gia Lâm trong 3 năm trở lại đây giá đất liên tục tăng, mỗi năm tăng từ 10 - 30% tùy vào xã và thị trấn. Trong vòng 3 năm, giá đất khu đô thị 31ha Trâu Quỳ tăng từ 17 - 35 triệu (tăng hơn 100%), đất Đa Tốn tăng từ 9 - 17 triệu ( gần 100%), đất Cổ Bi tăng từ 12 - 20 triệu (70%),...
Cùng với sự gia tăng của giá đất nền, lượng giao dịch đổ về Gia Lâm cũng tăng theo hướng tỷ lệ thuận. Cũng theo thống kê của Công ty Cổ phần Nhà đất Hùng Vương, lượng giao dịch mỗi năm tăng 130%.
“Nhiều dự án đất được phân lô, tách thửa đều được các nhà đầu tư săn đón và “đặt gạch” ngay từ ngày đầu tiên đấu giá. Một số nhà đầu tư lớn còn ôm “sỉ” đất với diện tích lên đến 1.000m2 rồi sau đó tách thửa mang bán. Vì lợi nhuận lớn và nhanh quay vòng nên thị trường bất động sản Gia Lâm càng được nhiều nhà đầu tư quan tâm” – anh Nguyễn Quốc Hiệp, một nhân viên môi giới bất động sản chia sẻ.
Nhận định về thị trường đất nền của Gia Lâm, ông Lê Thế Nam, Tổng giám đốc của công ty CP Nhà đất Hùng Vương cho rằng: “Dự báo trong năm nay và một vài năm tới, giá đất nền ở Gia Lâm tiếp tục sẽ tăng và trở thành điểm hút của nhiều nhà đầu tư muốn nhanh kiếm lời”.
Theo phân tích của ông Nam, hiện tại giá đất nền ở các đặc khu kinh tế như Vân Đồng, Nha Trang hay đặc biệt là Phú Quốc đang tăng chóng mặt nhưng đây chỉ là thị trường cho những nhà đầu tư có tiền và điều kiện di chuyển tới đó. Đối với những nhà đầu tư mới hoặc vừa và nhỏ thì Gia Lâm lại là “miếng bánh” lý tưởng để kiếm lợi nhuận.
Ông Nam còn cho rằng, ngoài các nhà đầu tư chuyên nghiệp, đất Gia Lâm còn “hút” được lượng đầu tư từ những người dân có tiền, muốn mua đất để dành và chờ cơ hội sinh lời trong 1 đến 2 năm sau.
“Tâm lý mua đất nền sẽ có tiềm năng cao nên người dân trong địa bàn hoặc các địa phương lân cận cũng gom tiền đổ xô về Gia Lâm để mua đất đợi giá tăng. Lượng giao dịch của người dân chiếm tới gần 50% so với tổng giao dịch từ nhóm các nhà đầu tư khác” – ông Nam nói.
Tâm lý “ăn chắc mặc bền”, thích đầu tư nền đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt bởi tính thanh khoản cao, cơ hội sinh lời lớn ở phân khúc này lớn.”
Lý giải về sự thu hút của phân khúc đất nền Gia Lâm, GS Đặng Hùng Võ cho rằng: “Theo quy luật tự nhiên, phát triển về khu vực là hợp lý và việc phát triển về phía Tây Thủ đô là sai lầm. Khu vực Đông Hà Nội như Gia Lâm vừa có núi, vừa có sông nên sẽ không bị ngập lụt và về mặt phong thủy sẽ có cơ hội phát triển mạnh hơn phía Tây.Ngoài ra,tâm lý “ăn chắc mặc bền”, thích đầu tư nền đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt bởi tính thanh khoản cao, cơ hội sinh lời lớn ở phân khúc này lớn.”
Theo GS Đặng Hùng Võ, Gia Lâm trở thành điểm hút của giới đầu tư trong phân khúc đất nền bởi sự xuất hiện của hàng loạt các dự án đất nền đã được tung ra thị trường: “Có thời gian một số địa phương nghiêm cấm chia lô bán nền. Nhưng có thời gian được điều chỉnh lại thì rõ ràng việc xuất hiện các dự án đất nền sẽ thu hút hơn là đầu tư một một cái biệt thự vì khoản đầu tư ban đầu thấp mà khả năng sinh lời được đoán cao hơn”.
Đánh giá tiềm năng của khu vực Gia Lâm trên một góc nhìn khác, ông Nam cho rằng: "Huyện Gia Lâm là cửa ngõ phía Đông của Thủ đô đi về các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và các tỉnh phía Đông và Đông Bắc của Việt Nam như: Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Giang. Các tỉnh đó có đặc điểm là kinh tế rất phát triển vì thế lưu lượng người di chuyển về các khu vực đó là lớn.
Ngược lại, do vị trí của các tỉnh đó giáp Hà Nội nên lại có lượng lớn dân cư di chuyển về làm việc và công tác ở Hà Nội. Chính vì thế mà huyện Gia Lâm hiện đang được đầu tư phát triển hạ tầng giao thông với nhiều tuyến đường mới được quy hoạch.
Đặc biệt, vừa qua, Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã làm việc với huyện để đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và quy hoạch huyện Gia Lâm thành khu đô thị lớn, không phải huyện nông thôn.
Bên cạnh đó, Gia Lâm là huyện ngoại thành nhưng về vị trí lại rất gần trung tâm TP. Hà Nội, chỉ cách trung tâm khoảng 10km là sang các quận lớn như: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình hay Tây Hồ.
Hiện tại quỹ đất huyện Gia Lâm còn rất lớn, đất ruộng nhiều, giá đất đền bù rẻ phù hợp quy hoạch nên phù hợp với túi tiền của nhiều nhà đầu tư”.
20:31, 05/04/2018
06:39, 05/04/2018
02:12, 05/04/2018
10:20, 03/04/2018
21:29, 02/04/2018