21/11/2024 | 23:46 GMT+7, Hà Nội

Vẫn còn 28 hộ dân “bám trụ” khu tập thể nguy hiểm nhất Hà Nội

Cập nhật lúc: 26/09/2018, 07:40

Mặc dù được xây dựng cách đây đã hơn 30 năm, lại nằm trong danh sách công trình cấp độ D (nguy hiểm nhất) của Hà Nội, tuy nhiên, hiện tại vẫn còn 28 hộ dân “bám trụ” tại tòa nhà G6A, tập thể Thành Công (quận Ba Đình).

Khu nhà G6A thuộc khu tập thể Thành Công, nằm trên đường Nguyên Hồng (phường Thành Công) được đưa vào sử dụng từ năm 1987. Qua thời gian, khu nhà đã xuống cấp trầm trọng và cơ quan chức năng đã xếp vào danh sách công trình cấp độ D, thuộc diện khu tập thể nguy hiểm.

xếp vào danh sách công trình cấp độ D, thuộc diện khu tập thể nguy hiểm. Ảnh: Đỗ Linh.

Khu nhà G6A được xếp vào danh sách công trình cấp độ D, thuộc diện khu tập thể nguy hiểm. Ảnh: Đỗ Linh.

UBND phường Thành Công đã có phương án di dời dân đến nhà tạm cư từ năm 2016 khi nhận thấy mức độ nguy hiểm tại khu tập thể cũ kỹ. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện nay, vẫn còn 28 hộ sinh sống tại đây bất chấp nguy hiểm.

So với thời gian trước, hiện này khu nhà càng xuống cấp trầm trọng hơn. Ảnh: Đỗ Linh.

So với thời gian trước, hiện khu nhà xuống cấp trầm trọng hơn. Ảnh: Đỗ Linh.

Ông Nguyễn Huy Toản, Chủ tịch UBND phường Thành Công cho biết năm 2016, chính quyền đã có chủ trương di dời dân khỏi khu tập thể nguy hiểm đến nhà tạm cư, đã có 21/49 hộ gửi đơn và di chuyển, còn 28 hộ khác, vì một số lý do, vẫn chưa chịu di dời.

Hiện tại, có 28 hộ dân vẫn chưa chịu di dời khỏi G6A. Ảnh: Đỗ Linh.

Hiện tại, có 28 hộ dân vẫn chưa chịu di dời khỏi G6A. Ảnh: Đỗ Linh.

“Phía phường cũng đã vận động các hộ dân di chuyển tránh nguy hiểm, nhưng họ không tin vào thẩm định cấp độ D của khu tập thể và yêu cầu thẩm định lại. Phường và quận đã kiến nghị lên thành phố, sắp tới sẽ tiến hành thẩm định lại", ông Toản chia sẻ.

Tường bị ẩm mốc, bong tróc. Ảnh: Đỗ Linh.

Tường bị ẩm mốc, bong tróc. Ảnh: Đỗ Linh.

Theo ghi nhận của PV Reatimes, so với thời gian trước, khu nhà G6A đã xuống cấp nặng nề hơn. Các vết nứt xuất hiện chi chít dọc các khoảng tường giữa chung cư. Nhiều mảng vữa bong tróc, trơ cả khung dầm. Đặc biệt, nóc 2 đơn nguyên A và B đã bị sụt lún, tách nhau gần 1m.

KHu G6A không hề có hệ thống PCCC. Ảnh: Đỗ Linh.

Khu G6A không hề có hệ thống PCCC. Ảnh: Đỗ Linh.

Nghiêm trọng hơn, mặc dù phía UBND phường đã cho gắn biển cảnh báo ở cả 2 đơn nguyên về mức độ nguy hiểm, đồng thời yêu cầu các hộ dân không cơi nới trái phép và chủ động tháo dỡ phần cơi nới để đảm bảo khả năng chịu lực. Tuy nhiên, rất ít hộ dân có ý thức chấp hành để giảm thiểu sự nguy hiểm. Khu nhà vốn dĩ đã “già cỗi”, nay phải còn gồng gánh thêm nhiều hạng mục khác, khiến cho G6A thật sự là nỗi “ám ảnh”.

Hệ thống dây diện như

Hệ thống dây diện như "mạng nhện". Ảnh: Đỗ Linh.

Sống tại đây đã 20 năm, bà Nguyễn Thị Tuyết cho biết bản thân bà cũng như gia đình mặc dù đã nhận thấy sự không an toàn ở G6A nhưng không muốn chuyển đi bởi cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, vị trí của khu nhà lại thuận lợi, gần chợ, trương học, bệnh viện,…

Nhiều hạng mục đã không còn đủ vững chãi và gây mất an toàn cho người dân. Ảnh: Đỗ Linh.

Nhiều hạng mục đã không còn đủ vững chãi và gây mất an toàn cho người dân. Ảnh: Đỗ Linh.

Từ khi có thông báo khu nhà xuống cấp, khả năng kết cấu chịu lực không đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường và có phương án di dời, một số hộ đã chuyển đi.

“Những hộ chuyển đi hầu hết ở chung với nhau trong 1 căn, sinh hoạt trong diện tích chật hẹp nên họ chuyển tới chỗ mới rộng rãi hơn”, bà Tuyết nói.

Sau khi có thông báo di dời, nhiều hộ dân đã chuyển đi. Ảnh: Đỗ Linh.

Sau khi có thông báo di dời, nhiều hộ dân đã chuyển đi. Ảnh: Đỗ Linh.

Bên cạnh đó, chị L.T.H, cũng là một người dân sống tại đây cho biết: “Người dân chúng tôi vẫn chưa đồng tình với đánh giá chung cư ở cấp độ D. Hơn nữa, chúng tôi chưa nhận được phương án đền bù hay giải quyết thỏa đáng nào. Người dân nghi ngờ việc cải tạo chung cư có “lợi ích nhóm” và yêu cầu chủ đầu tư phải đứng ra làm việc trực tiếp với ban đại diện cư dân”.

Những người ở lại vẫn

Những người ở lại vẫn "sống chung với lũ". Họ một phần vì không muốn xáo trộn cuộc sống, phần còn lại do chưa nhận được phương án giải quyết thỏa đáng. Ảnh: Đỗ Linh.

Trong 28 hộ dân, có những gia đình chưa chịu di dời vì chưa nhận được câu trả lời hay phương án giải quyết cuộc sống cho mình một cách hợp lý. Trái lại, có những người chỉ vì không muốn cuộc sống bị đảo lộn mà “quyết tâm” trụ lại khu tập thể nguy hiểm nhất Hà Nội này. Phải chăng, đã đến lúc cơ quan chức năng cần mạnh tay hơn trong việc tìm ra cơ chế để giải tỏa “nỗi ám ảnh”, không chỉ cho G6A mà còn rất nhiều địa điểm khác?