18/01/2025 | 19:16 GMT+7, Hà Nội

Uống rượu bia như thế nào để bảo vệ sức khỏe tốt nhất

Cập nhật lúc: 28/01/2017, 07:16

Bia rượu là thứ đồ uống đã trở nên quá thân thuộc với tất cả chúng ta. Nó dần dần lan rộng và phổ biến như là một phần trong cuộc sống, không thể thiếu trong các tương tác xã hội để duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất.

Bia rượu là thứ đồ uống đã trở nên quá thân thuộc với tất cả chúng ta. Nó dần dần lan rộng và phổ biến như là một phần trong cuộc sống, không thể thiếu trong các tương tác xã hội để duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất. 

Theo con số liệu tính toán Việt Nam là nước tiêu thụ rượu, bia nhiều thứ ba châu Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng lại đứng đầu khối Đông Nam Á, hơn gấp rưỡi Thái Lan.

Trong 10 năm đi qua, mức độ sử dụng rượu bia của người Việt đã tăng lên khoảng 200%. Theo công bố mới đây từ Kirin Holdings (Tổ chức thực phẩm Quốc tế) thì Việt Nam đứng ở top 25 quốc gia hàng đầu về lượng nhập và tiêu thụ rượu bia.

Những tình trạng đó đều xuất phát từ thói quen uống rượu bia của người Việt Nam. Bất kể là nhân vào ngày lễ gì, dịp gì, lý do gì từ đám ma đến đám cưới, khi có chuyện buồn, chuyện vui hay trong các cuộc liên hoan, trong những bữa cơm gia đình mỗi ngày, … người ta vẫn uống rượu bia như một nhu cầu tất yếu.

Bên cạnh những mặt có lợi thì bia rượu có rất nhiều tác động ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến sức khỏe của mỗi chúng ta. Cụ thể là những lý do sau :



​– Làm giảm hoạt động của não bộ, tác động tiêu cực tới sự tỉnh táo, sự kết hợp và thời gian phản ứng.

– Ảnh hưởng tới giấc ngủ, sức khỏe sinh sản và chức năng tình dục.

– Bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ.

– Gây loét, viêm, thủng và chảy máu trong dạ dày, …

– Đặc biệt bia rượu là nguyên nhân chính chiếm phần lớn gây ra các bệnh về gan.

1. Quá trình chuyển hóa, hấp thu bia rượu xảy ra trong cơ thể của chúng ta thế nào?

Khi một người uống rượu bia nó sẽ được hấp thu trực tiếp 30% vào máu đi qua dạ dày, 80% di chuyển qua ruột non chỉ trong vòng 30 – 60 phút. Nếu dạ dày hoàn toàn trống thì bia rượu sẽ được hấp thu nhanh hơn nhiều so với khi dạ dày có thức ăn.

Sau khi được hấp thu, bia rượu sẽ được chuyển hóa 90% tại gan, lượng ít còn lại (khoảng 5 – 10%) được thải ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi, nước tiểu và hơi thở.

Sau đó, rượu bia vào máu và di chuyển liên tục đến khắp các mô tế bào và các cơ quan khác trong cơ thể.

Khi 90% bia rượu tập trung tại gan để chờ chuyển hóa, gan sẽ sử dụng một loại men xúc tác có tên là Nicotintamid Adenin Dinucleotid (NAD) để thực hiện quá trình chuyển hóa, giải độc.

Nhưng men NAD do gan sản sinh ra với số lượng không nhiều đủ để chuyển hóa 1 lượng bia rượu vừa phải trong thời gian ngắn.

Nếu uống quá nhiều bia rượu, gan sẽ không sản xuất đủ men NAD để chuyển hóa. Từ đó, bia rượu sẽ bị ứ đọng lại trong cơ thể, gây độc cho các cơ quan nội tạng mà nặng nề nhất là gan, ảnh hưởng tới gan.

Tuy uống chưa say, nhưng khi uống bia rượu vượt quá khả năng đào thải của gan thì cũng gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

2. Uống bia rượu như thế nào để tốt cho sức khỏe

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, để gan có thể sản xuất kịp men NAD giúp chuyển hóa và giải độc bia rượu thì đối với một người trưởng thành khoẻ mạnh, sức khỏe bình thường chỉ nên uống không nên quá 1 – 2 đơn vị /ngày, trong đó 1 đơn vị = 25ml đối với thức uống có cồn 40o là khoảng 1 cốc rượu, hoặc 50ml đối với thức uống có cồn 20o khoảng 2 lon bia.

Nếu vượt quá giới hạn đó không những không bổ gan mà còn gây ra những biểu hiện tác động đến gan bắt đầu xảy ra như: gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan,. Đây là 3 căn bệnh do cồn gây ra, có thể xảy ra cùng một lúc hoặc phát triển từ từ theo thời gian.

Trong cơ thể, gan là cơ quan giữ vai trò cần thiết đảm bảo cho chúng ta sống khỏe. Gan được ví như “nhà máy thải độc” to nhất trong cơ thể.

Ngoài chức năng hoạt hóa vitamin, cân bằng hormon, gan còn có công dụng xử lý hóa học đối với các chất như đường, mỡ và đạm, giúp cho các cơ quan trong cơ thể dễ dàng hấp thu.

Các tế bào gan cũng hoạt động như một kho dự trữ nhiều chất quan trọng như sắt, khoáng chất, vitamin, glycogen, … cho đến khi cơ thể cần dùng đến.

3. Những lời khuyên khi uống rượu để tốt nhất cho sức khỏe

Rượu là một thức uống được loài người phát hiện từ 2500 trước công nguyên, từ sự lên men tự nhiên của một số trái cây chín và sau đó là các loại đường và tinh bột ngũ cốc.

Ngày nay, rượu trở thành một thức uống phổ biến trên thế giới, đặc biệt trong các dịp lễ Tết, dần dần lan rộng và phổ biến như là một phần trong cuộc sống, không thể thiếu trong các tương tác xã hội để duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất.  

Nhưng nếu lạm dụng, rượu chẳng những không đem lại niềm vui mà còn có  hại cho sức khỏe của người uống. Vậy làm sao để vừa có niềm vui bên chén rượu, vừa không gây hại cho sức khỏe? Lời khuyên dưới đây có thể rất tốt cho Bạn  khi uống rượu bia.

1. Tôn trọng cơ thể: Đừng so sánh bản thân với bất cứ ai. Hãy luôn tôn trọng những tín hiệu của cơ thể, nếu cảm thấy đã đủ, nên ngừng uống ngay, đừng để kết thúc bữa tiệc bằng việc không vui.

2. Nên ăn một ít thức ăn trước khi cạn ly, giúp rượu không bị hấp thụ nhanh. Khi ăn nhiều thức ăn, bạn cũng không nên uống nhiều. Cơ chế phòng vệ của cơ thể đối với  rượu, mạnh hơn lên nhờ hiệu ứng pha loãng.

3. Ăn thực phẩm rán, chiên: Cách này giúp bề mặt dạ dày và ruột được tráng một lớp dầu, nhằm giảm lượng rượu hấp thu vào máu qua niêm mạc. Hơn nữa, protein và chất béo cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn sẽ giúp kéo dài thời gian hấp thu, hạn chế  phần nào tác dụng của rượu.

4. Ăn lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt: Chất albumin của lòng trắng trứng sẽ làm kết tủa,  giảm khả hấp thu rượu vào máu, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động kích thích rượu.

5. Không uống rượu với nước ngọt có ga: Khi rượu và khí ga gặp nhau trong cơ thể sẽ làm cho cồn nhanh chóng lan tỏa khắp toàn thân, làm say hơn.

6. Uống rượu từ từ cũng là cách giảm cơn say, vì một lượng rượu lớn bất ngờ vào cơ thể trong thời gian ngắn gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới  nhanh say hơn.

7. Nên uống nhiều nước lọc: Nước sẽ giúp phá vỡ cấu trúc rượu mà tạo ra axit lactic làm giảm độ say. Sau khi uống rượu cũng nên tránh các loại nước có chứa caffeine (cà phê và trà), vì chúng có thể làm tăng hiệu ứng say xỉn.

8. “Làm ấm” rượu trước khi uống: Đối với các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy 'làm ấm', chẳng hạn ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.

9. Không uống nhiều loại rượu, bia cùng lúc: Rượu mạnh, rượu vang, rượu thuốc, bia... mỗi loại có thành phần và liều lượng khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn.

11. Nói nhiều và cười nhiều khi uống: Trong lúc uống cố gắng nói nhiều và cười vừa tạo không khí vui vẻ, vừa bay bớt hơi rượu.

12. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của rượu tới hoạt động của gan.

13. Mở cửa cho thông thoáng: Khi nhậu bạn cũng nên mở cửa sổ hoặc cửa ra vào để cho thoáng và đón nhận không khí trong lành từ bên ngoài. giúp cơ thể và tâm hồn tốt hơn khi nhậu, từ đó mà cũng giảm được khả năng say xỉn.

14. Nghỉ ngơi tốt: Rượu ngấm nhanh và mạnh hơn nếu bạn mệt mỏi, do chức năng gan suy giảm, do đó sẽ dễ say xỉn hơn. Nên nếu biết trước lịch tiệc tùng, hãy ngủ nhiều và giữ sức khỏe trước khi vào bàn tiệc.

15. Chọn loại rượu thích hợp: Hiện nay có rất nhiều loại rượu. Bạn nên chọn loại thích hợp với mình. Trong đó phải kể đến rượu dừa Diệu Tiên là loại rượu làm từ quả dừa. Có nguồn gốc từ thiên nhiên, rượu có nồng độ vừa phải, hương vị nồng nàn dịu êm, thích hợp cho cả nam lẫn nữ. Là lựa chọn tốt nhất  hiện nay của nhiều người.