Timeshare - Mô hình "lai" độc đáo của bất động sản nghỉ dưỡng
Cập nhật lúc: 26/10/2018, 10:44
Cập nhật lúc: 26/10/2018, 10:44
Timeshare (Sở hữu kỳ nghỉ) có thể hiểu đơn giản là sự sắp xếp để một vài chủ sở hữu cùng chia sẻ một sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng trong các thời gian khác nhau. Thời gian thường là một tuần, vài tuần đến một tháng cố định hằng năm. Sở hữu kỳ nghỉ nhắm vào các mô hình đơn lẻ như một căn chung cư hay biệt thự ở các khu du lịch.
Khi bạn sở hữu một biệt thự nghỉ dưỡng, bạn là người chủ duy nhất của nó và bạn có thể đến sử dụng mọi lúc tuỳ thích, 365 ngày một năm, nhưng bạn cũng phải chi trả toàn bộ giá trị của ngôi nhà, kèm theo chi phí bảo trì hàng năm. Với mô hình timeshare, bạn có quyền làm chủ một khung thời gian nhất định của căn biệt thự, và số tiền bạn phải trả cũng ít hơn tương xứng. Giả sử bạn lựa chọn đầu tư sở hữu một biệt thự hai phòng ngủ ở Phú Quốc vào tuần đầu tiên của tháng 7. Bởi vì khung thời gian đó là của bạn, bạn sẽ không phải tính toán đặt chỗ hay lo nghĩ cháy phòng khi mùa du lịch bước vào cao điểm mỗi năm.
Sở hữu kỳ nghỉ phù hợp với nhu cầu của nhiều loại du khách. Khách hàng sẽ được hưởng mọi quyền lợi và dịch vụ của một biệt thự nghỉ dưỡng 5 sao mà không phải mất phí bảo trì. Các chương trình timeshare cũng hỗ trợ trao đổi khung thời gian, tặng lại kỳ nghỉ cho người khác, thừa kế sở hữu cho con, trao đổi địa điểm giữa các khu nghỉ dưỡng trong cùng một hệ thống hay thậm chí cho thuê lại khi chưa có nhu cầu sử dụng.
Thứ nhất, không giống như việc sở hữu một biệt thự nghỉ dưỡng mà bạn sẽ không sử dụng phần lớn thời gian trong năm, bạn chỉ phải trả cho thời lượng sử dụng của mình. Do đó, khả năng tiếp cận với những khu du lịch đắt đỏ giờ đã nằm trong tầm tay. Bạn cũng không phải lo lắng công việc bảo trì, sửa chữa hàng năm.
Thứ hai, nếu bạn là người chắc chắn, thích những sự sắp đặt trước,timeshare là lựa chọn hoàn hảo để bạncó một địa điểm nghỉ dưỡng bảo đảm.
Thứ ba, chủ sở hữu cũng có thể trao đổi thời gian và địa điểm với những chủ sở hữu khác, cho phép bạn du lịch tới những vùng đất mới thay vì bó hẹp ở một chỗ.
Thứ tư, bạncó thể cho thuê nếu không có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, cũng có một số hợp đồng timeshare không cho phép điều này hoặc các dịch vụ trao đổi thường sẽ tính phí môi giới. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ điều khoản này khi bạn quyết định đầu tư.
Và điểm cộngthứ nămlà bạn có thể cho phép bạn bè hoặc gia đình sử dụng khung giờ của mình miễn phí hoặcrao bán cho người khác.
Nhược điểm đầu tiên là mặc dù không phải lo việc sửa chữa, bạn sẽ phải thanh toán phí duy trì hoạt động, quản lý, bảo tu hàng năm và khoản này cũng sẽ tăng dần theo thời gian. Với mức sàn vào khoảng 200-300 USD/năm và có thể lên tới 600 USD ở những khu du lịch nước ngoài. Chủ đầu tư hoàn toàn có thể điều chỉnh khoản phí này tuỳ ý và bạn sẽ phải trả cho dù mình có sử dụng khung thời gian của năm đó hay không.
Hai là, sở hữu kỳ nghỉ rất khó để bán lại, và thường thì sẽ được bán ở giá rẻ hơn rất nhiều. Vậy nên, có lẽ sẽ tốt hơn nếu có thể chọn mua một khung thời gian đã qua sử dụng. Cũng có những chiêu trò bán lại timeshare nhằm lừa gạt người mua để trục lợi.
Ba là, thời gian đặt trước càng dài thì rủi ro càng cao. Giả sử có một sự cố đột ngột xảy ra khiến bạn phải huỷ kỳ nghỉ của mình, bạn sẽ không nhận lại được bất kì khoản tiền đền bù nào. Hãy thử tưởng tượng 5, 10 hay 30 năm nữa, chúng ta sẽ không bao giờ biết được điều gì đang chờ đợi. Những yếu tố như tuổi già, bệnh tật, định cư nước ngoài sẽ có thể ảnh hưởng đến khoản đầu tư này. Và những rủi ro này thường không thể kiểm soát hay đoán trước.
Bốn là, mua timeshare ở các nước đang phát triển ẩn chứa nhiều thách thức. Mặc dù loại hình này đã có mặt tại Anh Quốc được gần 60 năm nhưng đây vẫn là mô hình mới đối với nhiều nước đang phát triển. Ví dụ như ở Mexico, khách nước ngoài không được phép sở hữu trực tiếp mọi loại hình bất động sản trong bán kính 30 dặm từ đường biển và 60 dặm từ biên giới. Vậy nên khách đầu tư sẽ chỉ được thuê thay vì mua. Còn ở Việt Nam thì gần như chưa có căn cứ pháp lý nào cho hình thức này.
Timeshare đang ngày càng thu được nhiều sự ủng hộ trên toàn cầu khi đón nhận sự gia nhập của những tập đoàn hàng đầu thế giới trong phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng như Four Seasons, Hilton, Marriott hay Hyatt. Mặc dù từng nhận phải những phản hồi tiêu cực từ thị trường nội địa trong những năm qua bởi sự cố của dự án Alma, sở hữu kỳ nghỉ đang dần lấy lại được uy tín khi có sự tham gia của những thương hiệu có tên tuổi. Đơn cử là FLC Holiday của tập đoàn FLC với những tối ưu về giá cả, chính sách thời gian linh hoạt, phù hợp với thói quen du lịch nghỉ dưỡng của người Việt.
FLC Holiday cũng đã chính thức gia nhập RCI – mạng lưới trao đổi kỳ nghỉ lớn nhất thế giới hiện nay vào tháng 7 vừa qua. Điều này báo hiệu một tương lai, một xu hướng du lịchnghỉ dưỡng cao cấpnhưng cũng vừa túi tiền cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư.
Phúc Nguyễn
13:41, 24/10/2018
05:00, 21/10/2018
10:31, 16/10/2018