20/01/2025 | 18:22 GMT+7, Hà Nội

Tìm giải pháp cho thương mại và đầu tư trong bối cảnh biến động toàn cầu

Cập nhật lúc: 03/12/2020, 15:50

Thương mại và đầu tư trong bối cảnh biến động toàn cầu phải thích ứng để chống đỡ được những thay đổi, cú sốc của nền kinh tế.

Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang có sự biến động tiêu cực đã và đang ảnh hưởng tới nền kinh tế. Cụ thể đó là, dịch Covid-19, chiến tranh thương mại và sự quay trở lại của chủ nghĩa bảo hộ…

Dự báo sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực, kéo dài tới sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, đặc biệt, dịch bệnh Covid 19 đang tác động mạnh mẽ đến chuỗi giá trị toàn cầu, khiến nhiều quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến mức độ tăng trưởng âm.

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, việc tạo thuận lợi thương mại và đầu tư không chỉ giúp giảm các chi phí giao dịch, các chi phí về thương mại, chi phí đầu tư mà còn giúp chúng ta có được những thuận lợi nhiều hơn từ toàn cầu hóa và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Bởi tác động từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến nhập khẩu hàng hóa các nguyên vật liệu đầu vào và các hàng hóa sản phẩm trung gian từ nước ngoài.

Tìm giải pháp cho thương mại và đầu tư trong bối cảnh biến động toàn cầu

PGS.TS Nguyễn Anh Thu nêu quan điểm: “Trong bối cảnh biến động toàn cầu hiện nay, tất cả đều phải thay đổi không chỉ là ở góc độ vĩ mô ở cấp độ quốc gia mà cả ở cấp độ ngành, cấp độ doanh nghiệp và cấp độ của mỗi người dân đều phải thay đổi. Do đó, tôi nghĩ bản thân các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc là cố gắng phải khắc phục những hậu quả của Covid-19, những cú sốc của nền kinh tế thì cần phải có ngay một chiến lược phát triển dài hạn, đấy chính là sự thay đổi phát triển nhưng đặt nặng vấn đề về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Hiện nếu như chúng ta muốn xuất khẩu sang các thị trường, đặc biệt là thị trường châu Âu thì vấn đề bảo vệ môi trường không phải là một vấn đề của dài hạn nữa mà là vấn đề ngay bây giờ”.

Các giải pháp thích hợp cần được đưa ra đối với việc hội nhập kinh tế và các biến động của nền kinh tế thế giới, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là các FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA) đến thương mại và đầu tư của Việt Nam...

Theo ông Christopher Jeffery – Chủ tịch Phòng Thương mại Anh tại Việt Nam, phát triển các nguồn năng lượng mới sẽ góp phần vào tiến trình phục hồi cũng như phát triển được nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay, cùng với đó là cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

“Về chống dịch Covid-19 trong 2020, Việt Nam đã có những thành công nhất định trong việc tài phục hồi nền kinh tế, tuy nhiên, có một lo ngại trong ngành du lịch và dịch vụ khách sạn bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chính vì vậy, Chính phủ các nước châu Âu cũng như Việt Nam theo tôi cần đang tập trung chủ yếu vào phát triển nguồn năng lượng mới để có thể phát triển hồi phục nền kinh tế” - ông Christopher Jeffery nói.