21/11/2024 | 23:49 GMT+7, Hà Nội

Tham quan ngôi trường không phân lớp ở Mỹ

Cập nhật lúc: 15/10/2017, 14:00

Không phân chia lớp học và độ tuổi, chỉ theo kỹ năng và môn học, ngôi trường đặc biệt tại Mỹ đang rất thu hút sự chú ý của giáo viên và học sinh trên toàn thế giới.

Chuyên gia giáo dục người Mỹ, giáo sư Sal Khan đã thử nghiệm một ngôi trường học tập hiện đại. Đó là Học viện Khan.

 

Học viện Khan là ngôi trường đầu tiên không phân lớp bởi học sinh sẽ theo chương trình học tập trực tuyến trong mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến IT.

 

Học viện này chính thức được thành lập năm 2014 tại Mountain View, California cho bậc phổ thông. Đến năm 2017, ngôi trường tiếp tục được mở rộng cho bậc phổ thông.

 

Ngôi trường này đặc trưng là pha trộn các lớp học truyền thống với các lớp học tự do do học sinh làm chủ. Ở đây sẽ chẳng có lớp học theo độ tuổi nhất định và chỉ phân cấp theo kỹ năng và các môn học khác nhau.

 

Nhà thiết kế của ngôi trường này cho biết “Chúng tôi đã thêm nhiều không gian đặc biệt để học viên có thể thử các trải nghiệm và khóa học khác nhau. Trường có nhiều cửa sổ lớn giúp mọi người có thể nhìn thấy được các thí nghiệm đang thực hiện, ngoài ra còn có phòng khám phá, ký túc xá, các quán cà phê để giao lưu gặp gỡ”.

 

Ngôi trường này cũng tạo không gian riêng để các em có thể ngồi một mình không ai quấy rầy. Họ nói rằng, tương tác cũng rất tốt nhưng nếu yếu tố này quá nhiều dễ làm học sinh quá tải.

 

Bởi gần đây, một nghiên cứu với sự tham gia của 36.000 học sinh cho thấy những “cá nhân hóa học tập” đã có điểm kiểm tra tiêu chuẩn trong môn toán và đọc cao hơn so với giáo dục truyền thống.

 

Các trường học truyền thống có nhiều yếu tố cô định như tủ đựng đồ, những bức tường khô cứng chật hẹp. Khan Lab lại khác, đây là một ngôi trường với công nghệ hiện đại, linh hoạt hơn rất nhiều.

 

Phương châm của trường Khan Lab là “mỗi học sinh đều là một giáo viên và giáo viên đều là những học viên”. Hàng năm, tại đây đón tiếp hàng trăm giáo viên đến thăm.

 

Họ được khuyến khích chia sẻ những phát hiện và chia sẻ những nét mới về giáo dục và phương pháp học tập bổ ích cho học viên.

 

Dù Khan Lab chỉ có 100 học viên, Kurani tin rằng mô hình này có thể phát triển rộng hơn trong tương lai trên toàn nước Mỹ.