19/01/2025 | 07:17 GMT+7, Hà Nội

Tăng mức xử phạt vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ tháng 10-2018

Cập nhật lúc: 16/10/2018, 10:00

Từ tháng 10-2018, vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm có thể bị phạt tới 200 triệu đồng, là một trong những nội dung Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm do Chính phủ mới ban hành.

Theo đó, quy định mức phạt tiền tối đa áp dụng với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có thể lên tới 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức.

tang muc xu phat vi pham quy dinh ve an toan thuc pham tu thang 10 2018

Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 20-10-2018 và thay thế Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013

*Phạt tối đa 100 đến 200 triệu đồng và phạt gấp 2 lần giá trị sản phẩm vi phạm Và mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, tùy tính chất, mức độ, hậu quả có thể lên đến 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Phạt tiền từ 1 đến 2 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với các hành vi sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng; sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú ý, kiểm dịch thực vật theo quy định của phát luật.

*Phạt nặng khi sử dụng nguyên liệu bẩn hay hóa chất để sản xuất, chế biến Một trong những mức phạt cao nhất trong khung, là phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm. sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm, hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến truy cứu trách nhiệm hình sự. * Phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm, hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10 triệu đồng.

*Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an tàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, hoặc không phù hợp quy định pháp luật, hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú ý, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.

*Gây ra ngộ độc thực phẩm phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm.

Theo điều 2 Nghị định này (hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả), đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.

Ngoài ra tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, còn có thể bị áp dụng một hay nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 1 đến 6 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 1 đến 24 tháng. Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 đến 12 tháng. Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm.

Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 20-10-2018 và thay thế Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013.

Xuân Thanh