Nông sản tìm cách tăng trưởng xuất khẩu
Cập nhật lúc: 25/01/2023, 09:57
Cập nhật lúc: 25/01/2023, 09:57
Năm 2022 là năm đầu tiên giá trị xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp vượt mốc 53 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2021. Nhưng các chuyên gia kinh tế dự báo, năm nay, ngành nông sản sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức đó là lạm phát ở các nước châu Âu tăng cao, người dân phải thắt chặt chi tiêu.
Sớm nhận diện khó khăn và thách thức, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản ở ĐBSCL đã có bước chuẩn bị tích cực, chủ động ứng phó, tận dụng tốt cơ hội từ các thị trường.
Đầu tư dây chuyền chế biến tự động là cách Công ty Cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang ưu tiên thực hiện nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, đặc biệt thích ứng với những thách thức mới từ thị trường.
Thực tế đã chứng minh, công nghệ giúp các nhà máy chế biến được nhiều mặt hàng có giá trị cao, xuất đi các thị trường khó tính. Giải pháp này đang mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho các nhà máy, đặc biệt đối với ngành thủy sản. Nỗ lực tìm kiếm, mở rộng thị trường cũng là chiến lược của các nhà máy. Cùng với đó, các đơn vị còn mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất để đón đầu và khai thác tốt các cơ hội mới.
Năm 2023, mặc dù được dự báo sẽ có nhiều thách thức, nhưng vẫn có không ít cơ hội để ngành nông sản tăng trưởng bởi người tiêu dùng toàn cầu vẫn cần một lượng khá lớn lương thực, thực phẩm. Với sự chuẩn bị tích cực như trên, kỳ vọng xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ tiếp tục mang về những con số ấn tượng.
Nguồn: https://baodansinh.vn/nong-san-tim-cach-tang-truong-xuat-khau-20230124080603.htm
09:57, 15/01/2023
18:30, 10/01/2023
09:54, 01/01/2023
13:57, 30/12/2022