22/11/2024 | 02:16 GMT+7, Hà Nội

Những hiểu lầm “chết người” khiến bệnh sốt xuất huyết ngày càng nặng hơn

Cập nhật lúc: 04/08/2017, 05:40

Sốt xuất huyết chưa có văc xin, cộng với việc nhận thức chưa đủ rõ ràng về căn bệnh khiến cho việc điều trị gặp khó khăn và bệnh dễ đi vào cơn nguy kịch.

Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương mỗi ngày có tới 200-300 bệnh nhân nhập viện vì sốt xuất huyết. Con số này quả thật đáng báo động về tình trạng dịch bệnh đang bùng phát và lây lan quá nhanh mất kiểm soát.

Nguyên nhân số ca tăng đột biến so với năm trước do khí hậu thay đổi mưa nhiều thì việc nhận thức không đúng về căn bệnh cũng dẫn tới hậu quả khó lường.

Bệnh sốt xuất huyết hiện vẫn chưa có văc xin chữa trị. Ảnh: Internet.

Bệnh sốt xuất huyết hiện vẫn chưa có văc xin chữa trị. Ảnh: Internet.

Chỉ phun muỗi một lần

Muỗi không chỉ có 1 con, 2 con mà nó có cả từng đàn từng đống. Bạn có thể phun chết muỗi đợt này thì đàn khác lại bay vào.

Lượng hóa chất phun muỗi chỉ sau vài giờ sẽ khuếch tán vào không gian và tan đi hết. Vì thế, nếu muốn dập dịch, hãy phun muỗi theo cộng đồng dân cư thì mới mong có thể giảm muỗi.

Chỉ nơi ao tù nước đọng mới nhiều muỗi

Ai cũng nghĩ rằng kênh mương cống rãnh mới có muỗi còn những nơi khác thì không. Bạn đã nhầm vì muỗi vằn cư trú khắp nơi, tất cả những chỗ nào có nước như lọ hoa, bể cá, nước mưa đọng trên lá…

Vì thế các chuyên gia khuyên bạn nên dọn dẹp nhà cửa, giữ mọi thứ được khô ráo dù ngày nắng hay ngày mưa trong mùa dịch bệnh.

Hạ sốt không đúng cách

Nếu bị sốt xuất huyết, người nhà tuyệt đối không truyền dịch bởi có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp nguy hiểm tính mạng.

chỉ nên hạ sốt bằng khăn ấm cho người bệnh. Ảnh: internet.

Chỉ nên hạ sốt bằng khăn ấm cho người bệnh. Ảnh: internet.

Người nhà cũng không được hạ sốt bằng cách chườm lạnh, chườm đá bởi sẽ gây co mạch. Chỉ nên cởi bớt quần áo, lau mát bằng nước ấm để hạ thân nhiệt.

Có thể cho người bệnh bù dịch bằng cách uống các loại nước như oresol, trái cây cam chanh, dừa hoặc ăn cháo loãng pha chút muối.

Sốt xuất huyết lây qua đường tiếp xúc

Hãy nhớ sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp. Bản chất bệnh là từ con muỗi mà ra, nó sẽ mang bệnh từ người này và lây sang người khác qua các vết đốt.

Chỉ bị một lần trong đời

Bệnh sốt xuất huyết có thể đến với bất kỳ người nào từ già đến trẻ. Bệnh có 4 loại virus khác nhau, vì theesneeus tiêm phòng hoặc bị một lần vẫn có thể bị lại.

Nếu người bệnh nhiễm 1 trong 4 virus thì chỉ có thể miễn dịch được suốt đời nhưng 4 chủng còn lại thì chưa. Do đó, họ vẫn có thể mắc bệnh này thêm 4 lần nữa.

Hết sốt là hết bệnh

Biểu hiện đầu tiên của người mắc bệnh sốt xuất huyết trong 3 ngày đầu là sẽ sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, mắt nhức. Thời gian này vẫn chưa phải thời gian nguy hiểm nhất, bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, đến ngày thứ 4 là thời điểm bùng phát của virus và biến chứng bệnh. Bệnh nhân sẽ giảm sốt. Điều này khiến nhiều người nhầm tưởng qua cơn nguy hiểm.

Các biến chứng tiếp theo là tăng tính thấm mạch vành và máu đông, giảm tiểu cầu gây chảy máu cam, chảy máu chân răng. Biến chứng này sẽ không được biểu hiện ra ngoài mà chỉ có thể nhận biết qua các chỉ số xét nghiệm.

Nhầm với cảm cúm và uống thuốc cảm thông thường

Không bao giờ cho người bệnh uống aspirin.p/Ảnh: Internet.

Không bao giờ cho người bệnh uống aspirin và ibuprofen. Ảnh: Internet.

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết rất dễ nhầm với bệnh cảm cúm thông thường. Do vậy mọi người thường nhầm với cảm cúm hoặc sốt virus và tự ý uống thuốc.

Nếu như uống các loại thuốc như aspirin và ibuprofen sẽ làm cho tình trạng chảy máu càng trầm trọng hơn, nguy hiểm tính mạng. Tuyệt đối không uống hai loại thuốc kể trên khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết. Thuốc hạ sốt với sốt xuất huyết chỉ được dùng là paracetamol đơn chất.