25/11/2024 | 04:06 GMT+7, Hà Nội

Những con đường nào dẫn tới sùi mào gà?

Cập nhật lúc: 20/07/2017, 10:00

Trước thông tin hàng loạt trẻ bị sùi mào gà ở Hưng Yên, nhiều người vẫn còn nghi ngờ về con đường xâm nhập của virus gây ra bệnh này. Hãy tìm hiểu cơ chế truyền bệnh để có thể ngăn chặn virus bệnh này.

Những ngày gần đây, dư luận đang rất bức xúc về vụ hàng loạt trẻ bị sùi mào gà ở Hưng Yên sau khi cha mẹ cho con đi cắt bao quy đầu ở một phòng khám tư không phép tại tại địa phương. Từ vụ việc trên, rất nhiều người lo lắng về con đường lây truyền của căn bệnh khó nói này.

Sùi mào gà là căn bệnh do virus HPV gây nên (Virus lây qua đường tình dục) và hiện chưa có thuốc điều trị. Nếu điều trị, bệnh có thể tái diễn nhiều lần. Vì thế phải hiểu đúng cơ chế truyền bệnh thì mới có thể ngăn chặn virus bệnh này.

Mọi người thường chỉ hiểu sùi mào gà thường lây truyền qua con đường quan hệ tình dục. Tuy nhiên, ngoài ra có những con đường khác cũng vô tình lây bệnh.

Các bé trai bị lây sùi mào gà sau khi chít bao quy đầu tại Hưng Yên đang được điều trị tại BV Da liễu Trung ương.

Các bé trai bị lây sùi mào gà sau khi chít bao quy đầu tại Hưng Yên.

Lây qua đường tình dục

Nói bệnh sùi mào gà là căn bệnh "xã hội" bởi quan hệ tình dục không an toàn là con đường chính của bệnh này. Bởi thế mà các bác sĩ luôn khuyên bạn nên dùng bao cao su an toàn. Ngay cả khi dùng bao cao su bạn cũng có thể lây bệnh vì tiếp xúc trực tiếp với những nốt sùi trên người bệnh khiến virus có thể lây truyền.

Do cơ quan sinh dục nam và nữ tương đối nhạy cảm nên rất dễ bị nhiễm bệnh sùi mào gà khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Những người quan hệ tình dục dễ dãi, quan hệ với nhiều người, với gái làng chơi sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà hơn người khác. 

Di truyền

Nếu mẹ mang thai mắc sùi mào gà thì khi con sinh ra có thể lây sang con qua đường máu hoặc do thai nhi nhiễm virus HPV trực tiếp từ mẹ.

Vì thế, theo lời của các chuyên gia khuyên, mẹ mắc sùi mào gà không nên sinh đẻ tự nhiên mà hãy đẻ mổ. Vì khi đẻ thường, trong quá trình đưa trẻ ra ngoài rất dễ lây nhiễm đường sinh sản của mẹ. Mặt khác, qua tiếp xúc trên da sau sinh cũng tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh này.

Qua tiếp xúc vết thương hở

Sùi mào gà có thể bị lây qua đường vết thương hở

Sùi mào gà có thể bị lây qua đường vết thương hở

Bệnh sùi mào gà rất dễ lây vì HPV lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp của da và niêm mạc. Nếu dịch mủ của người bệnh còn vương trên quần áo, chăn màn, thậm chí là nhà vệ sinh, trong bồn cầu và người khác vô tình tiếp xúc cũng dễ lây bệnh.

Lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp

Virus HPV gây bệnh sùi mào gà tuy không thể sống quá vài phút trong môi trường ngoài cơ thể. Nhưng nếu bạn có bất kỳ tiếp xúc thân mật hoặc dùng chung đồ đạc cá nhân với mầm bệnh khi trên cơ thể có vết thương hở thì khả năng bạn bị lây nhiễm sùi mào gà là rất cao.

Lây truyền qua đường máu

Có những trường hợp dùng chung bơm kim tiêm khi chích hút ma túy hoặc hiến máu tình nguyện hoặc được nhận máu từ mầm bệnh mới đều có nguy cơ bị lây truyền sùi mào gà qua con đường này. Tuy nhiên, con đường lây từ hiến máu có vẻ rất ít.