19/01/2025 | 01:21 GMT+7, Hà Nội

Những điều tuyệt đối cấm kị khi pha sữa cho bé

Cập nhật lúc: 02/01/2016, 12:01

Nhiều bậc cha mẹ thường mắc phải những sai lầm "kinh điển" dưới đây khi pha sữa cho con ăn gây ra những hậu quả khó lường, đặc biệt là có sai lầm sẽ khiến cho bé nguy hiểm đến tính mạng.

Khi pha sữa cho bé, các bố mẹ tuyệt đối KHÔNG: 

1. Không dùng nước khoáng, nước đóng chai tinh khiết. Chỉ nên dùng nước tự nhiên đun sôi để nguội. Nếu pha sữa bằng nước khoáng thì trẻ sẽ bị dư canxi và natri.

Không pha sữa cho trẻ bằng nước khoáng hay nước đóng chai tinh khiết

Không pha sữa cho trẻ bằng nước khoáng hay nước đóng chai tinh khiết

Thừa canxi có thể dẫn đến táo bón, sỏi thận, canxi huyết cao, thận làm việc kém hiệu quả, giảm hấp thu các chất khoáng khác (sắt, kẽm, magie), thừa natri cơ thể sẽ mệt mỏi, khát nước, khô tế bào, lâu dài dẫn đến bệnh cao huyết áp..

Bên cạnh đó, nước khoáng có những khoáng chất mà nếu dùng để pha sữa cho trẻ, thì trong quá trình bài tiết thận của trẻ sẽ không xử lý được. Nếu dùng nước khoáng trong một thời gian dài, hoạt động của thận sẽ bị ảnh hưởng.

Trẻ có nhu cầu cần nhiều chất khoáng, vitamin để phát triển, nhưng nếu uống một loại nước khoáng nào đó lâu ngày thì chỉ được cung cấp một số chất, thiếu những chất khác, điều này sẽ cản trở sự phát triển của trẻ.

2. Không pha sữa sẵn. Khi nào đến giờ ăn của bé thì các bố mẹ mới pha sữa chứ không nên pha một lần rồi để sẵn.

3. Không giữ lại phần sữa thừa để bé bú cữ sau. Thông thường một bình sữa bé đã ngậm miệng nên sử dụng hết trong vòng 60 phút. Bởi sữa pha rồi để ở nhiệt độ phòng chỉ giữ được trong vòng 1 giờ, nếu để lại lưu trữ trong tủ lạnh ít nhiều cũng làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa.

Hơn nữa, khi bé đã ngậm miệng vào bình sữa, vi khuẩn từ không khí và miệng bé tiếp xúc có thể truyền vào sữa, bám trụ ở đó và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Do đó khi bé bú sữa mà còn thừa thì mẹ nên uống hộ bé cho hết và vệ sinh bình sữa chứ không nên để lại vì có thể gây nhiểm khuẩn cho bé. Bé uống lần nào thì nên pha cho lần đấy, chớ dồn lại pha một thể sẽ không tốt.

Nên cho bé ăn hết sữa trong một lần pha, không để lại phần sữa thừa quá 60 phút

Nên cho bé ăn hết sữa trong một lần pha, không để lại phần sữa thừa quá 60 phút

4. Không pha sữa với cháo. Sữa pha với nước cháo loãng có thể làm biến chất hay thậm chí gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

5. Không tự “chế” ra công thức mới. Các nhà nghiên cứu đã tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu ra tỷ lệ chuẩn nhất của bột và chất lỏng, sau cho các chất dinh dưỡng và vitamin được hòa tan hoàn toàn, để hệ tiêu hóa non nớt của bé có thể hấp thụ một cách tốt nhất. Do vậy, bố mẹ đừng cố “pha chế” sữa bột theo công thức của mình.

6. Không dùng bình sữa và núm ti khi chưa tiệt trùng. Mỗi khi cần dùng, mẹ hãy rửa bình bằng nước rửa bình chuyên dụng và tráng lại bằng nước sôi. Dùng nước sôi sẽ có hữu ích trong việc khử trùng triệt để và hiệu quả những thứ đồ còn bám lại trong bình sau khi sử dụng. Đối với núm vú, nên để vị trí an toàn để tránh bị tan chảy khi gặp nhiệt độ cao.

Phải rửa tay sạch trước khi pha sữa cho bé

Phải rửa tay sạch trước khi pha sữa cho bé

Bố mẹ phải rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi pha sữa vì tay người lớn có rất nhiều vi trùng có hại, nếu không được rửa, tay cầm muỗn sữa sẽ làm sữa nhiễm bẩn, mau hỏng, trẻ dễ bị tiêu chảy.

7. Không làm nóng sữa bằng lò vi sóng. Lò vi sóng không chỉ phá vỡ các vitamin và khoáng chất mà còn tạo ra những điểm nóng lạnh không đều nhau khiến bé có thể bị bỏng khi bú. Quá trình làm nóng khiến hơi nước tích tụ bên trong bình có thể phát nổ do các khí bức xạ, làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sữa và sữa sẽ không còn thích hợp để uống nữa.

Việc này giống như cho trẻ uống sữa giả không hề có chất dinh dưỡng gì. Để làm nóng sữa, mẹ chỉ cần ngâm bình sữa trong một bát nước nóng khoảng 1 phút. 

Không làm nóng sữa cho bé bằng lò vi sóng

Không làm nóng sữa cho bé bằng lò vi sóng