19/01/2025 | 01:38 GMT+7, Hà Nội

Những điều cha mẹ buộc phải biết khi đưa con đi bơi

Cập nhật lúc: 27/06/2015, 14:01

Các bậc phụ huynh cần phải biết một số kỹ năng đơn giản để đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe của con cái khi đi bơi, nhất là vào thời điểm mùa hè nắng nóng như thế này.

Trước khi xuống bơi:

Cần trang bị cho trẻ đầy đủ đồ dùng cần thiết khi xuống bơi

Cần trang bị cho trẻ đầy đủ đồ dùng cần thiết khi xuống bơi

- Cho trẻ thay đồ bơi và tắm tráng trước khi xuống bể. Nên chọn màu đồ bơi sặc sỡ và bắt mắt để dễ theo dõi trẻ khi ở dưới bể. 

- Các bậc phụ huynh cần hướng dẫn trẻ tập các bài thể dục khởi động đơn giản trước khi xuống bể bơi. Phải đảm bảo được đây là những động tác thể dục toàn thân từ tay chân, các khớp vai lưng và đầu được trẻ tập khởi động từ 10 - 15 phút trước khi xuống bơi.

Trẻ bắt buộc phải khởi động trước khi xuống bơi

Trẻ bắt buộc phải khởi động trước khi xuống bơi

- Trang bị đầy đủ các loại phao bơi như phao tay, chân, áo phao, phao lưng hoặc phao tròn đối với những trẻ chưa biết bơi. Trẻ chỉ được công nhận biết bơi khi có thể bơi được 25m liên tục và tự làm nổi ít nhất 5 phút. Nếu trẻ đã biết bơi, cần trang bị cho trẻ đầy đủ kính bơi, mũ bơi và nút bịt tai.

- Nên đeo cho trẻ một chiếc còi ở cổ phòng trường hợp khẩn cấp. 

- Dặn trẻ không được đi vệ sinh trong bể bơi, khi muốn đi vệ sinh cần phải gọi cha mẹ ngay lập tức. Dặn trẻ không nên uống nước bể bơi, đặc biệt tránh nước ở bể bơi xâm nhập vào miệng. 

- Không nên cho trẻ đi bơi nếu bị tiêu chảy, vì có thể làm nhiễm bẩn nước và lây truyền bệnh cho người khác. .

Khi xuống bơi:

- Phụ huynh cần đảm bảo cho trẻ đúng vào khu vực bể bơi theo độ tuổi. Đối với những trẻ đã biết bơi cần được giới hạn độ sâu của bể khi trẻ bơi (tối đa là 1m50 với những trẻ bơi tốt).

Luôn cần phải có người lớn trong khu vực trẻ bơi

Luôn cần phải có người lớn trong khu vực trẻ bơi

- Khu vực trẻ bơi cần phải có người lớn bơi tại đó, có đầy đủ cứu hộ cứu nạn và cha mẹ luôn phải nhận biết được con mình đang ở đâu trong bể bơi. 

Sau khi xuống bơi:

- Trong môi trường nước mới, lạ, có nhiều chất tẩy cũng như tạp khuẩn nên dễ gây dỉ mắt, đau mắt đỏ…nên khi lên bờ dùng nước muối sinh lý làm sạch mắt ngay. Trường hợp trẻ bị sặc nước bể bơi, thì cần chú ý làm sạch mũi họng bằng nước muối sinh lý ngay

- Tắm, gội cho trẻ bằng sữa tắm (hoặc chanh) ngay khi lên bờ để làm sạch các loại hóa chất có trong bể bơi đã tác động lên da và tóc suốt quá trình trẻ bơi. 

- Để phòng tránh viêm tai, không nên bịt kín mũ tắm vào tai, khi ngoi lên mặt nước nên có phản xạ thẳng đầu, đưa tay lên ép cho nước ra hết khỏi vành tai. Nếu nước vào tai thì hướng dẫn trẻ lên bờ nhảy lò cò, nghiêng tai cho nước chảy ra ngoài hết rồi lấy bông tăm thấm hút sạch ngay.

Cần làm sạch mắt, tai, mũi, họng cho bé ngay sau khi bơi xong

Cần làm sạch mắt, tai, mũi, họng cho bé ngay sau khi bơi xong 

Khi tắm, nhớ vệ sinh sạch vành tai ngoài, dái tai, dùng tăm bông thấm hết nước trong tai, rồi dùng nước muối sinh lý hay Audiclean làm sạch tai lần cuối.

- Những bệnh về da dễ lây truyền thường gặp khi đi bơi là lang ben và nấm chân. Trường hợp bị ngứa ngáy khó chịu có thể dùng một số loại kem bôi ngoài da chống ngứa như kem Phenegan, Geutrison... Tốt nhất khi đi bơi dùng kem chống nắng và da không có chỗ xây sát mới nên bơi.

- Môi trường nước là yếu tố trung gian truyền một số bệnh về da, mắt, đường hô hấp, não và bệnh tiêu chảy. Trong nước có ký sinh trùng gây tiêu chảy có tên là Cryptosporidium. Người đi bơi, nhất là trẻ nhỏ, có thể bị tiêu chảy nếu vô tình nuốt phải nước trong bể bơi đã bị nhiễm Cryptosporidium. Quan sát nếu trẻ có dấu hiệu tiêu chảy cần phải sử dụng thuốc đặc trị hoặc tới bác sĩ ngay. 

Cách bậc phụ huynh phải ghi nhớ những kỹ năng cần thiết để đảm bảo cho trẻ bơi lội an toàn và thích thú

Cách bậc phụ huynh phải ghi nhớ những kỹ năng cần thiết để đảm bảo cho trẻ bơi lội an toàn và thích thú