19/01/2025 | 01:17 GMT+7, Hà Nội

Những bước cần làm ngay sau khi vô tình bị phơi nhiễm HIV

Cập nhật lúc: 14/07/2015, 14:31

Không phải bất kỳ trường hợp nào phơi nhiễm HIV cũng sẽ bị nhiễm HIV. Nhưng mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức cần thiết để tự xử lý hoặc giúp đỡ người xung quanh nếu không may rơi vào trường hợp nói trên.

1. Các nguyên nhân gây phơi nhiễm HIV 

Trên thực tế, vô tình bị phơi nhiễm HIV chủ yếu do nghề nghiệp của nhân viên y tế, công an, cảnh sát hoặc các đơn vị có chức năng hay tiếp xúc với tội phạm, các hoạt động mại dâm, người bệnh ... Nhưng cũng có những trường hợp vô tình bị phơi nhiễm trong cuộc sống thường ngày. 

Phơi nhiễm với HIV (exposure) được hiểu là tình huống có tiếp xúc với dịch tiết có khả năng mang mầm bệnh HIV.

Kim truyền hoặc các thủ thuật lấy máu xét nghiệm ... rất dễ có khả năng vô tình gây ra phơi nhiễm HIV 

Các dạng phơi nhiễm có thể do: Kim đâm khi làm các thủ thuật tiêm truyền, lấy máu xét nghiệm, chọc dò...; Vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh; Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào; Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, viêm loét từ trước) hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng)…

Máu và chất dịch của cơ thể người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát (vết thương hở) thì nguy cơ lây truyền HIV cao hơn nhiều lần. 

2. Cách xử lý khi bị phơi nhiễm HIV

Ngay khi bị phơi nhiễm chúng ta xử lý vết thương tại chỗ. Trường hợp bị phơi nhiễm HIV do vật nhọn như bơm kim tiêm dính máu HIV đâm phải, hãy nhanh chóng lấy dụng cụ gây tổn thương ra khỏi da và xối ngay vết thương dưới vòi nước để vết thương tự chảy máu trong thời giản khoảng 15 phút liên tục, không nặn bóp vết thương, sau đó rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch vài lần.

Tránh cầm máu hoặc bịt chặt vết thương và tuyệt đối không được kỳ cọ ngay chỗ vết thương.

Để vùng tiếp xúc với

Để vùng tiếp xúc với HIV dưới vòi nước chảy trong 15 phút. Tuyệt đối không được kỳ cọ, nặn bóp và băng bó vết thương 

Sau đó rửa sạch lại bằng xà phòng vài lần

Sau đó rửa sạch lại bằng xà phòng vài lần

Còn nếu bị phơi nhiễm qua niêm mạc mắt thì chúng ta rửa sạch bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0.9% liên tục trong 5 phút. Phơi nhiễm qua miệng, mũi thì rửa miệng, mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0.9% và xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0.9% nhiều lần.

Chú ý khi rửa mắt mũi, hãy nghiêng mặt để dung dịch nước muối chảy ra ngoài kéo theo máu dịch của virus HIV thay vì để nó đi vào cơ thể. Mỗi lần súc miệng, hãy nhổ nước ra ngoài, sau đó tiếp tục.

Nếu bị phơi nhiễm qua mắt,mũi, miệng thì hãy rửa sạch bằng nước muối NaCl 0.9%

Nếu bị phơi nhiễm qua mắt,mũi, miệng thì hãy rửa sạch bằng nước muối NaCl 0.9%

Khi nghi ngờ khả năng bị lây nhiễm HIV chúng ta phải báo cáo người phụ trách và làm biên bản (ghi đầy đủ các thông tin yêu cầu trong Hồ sơ phơi nhiễm). Sau đó người bị phơi nhiễm sẽ được tư vấn và điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.