Mục tiêu đạt tăng trưởng 6% năm 2021 vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu
Cập nhật lúc: 27/12/2020, 11:12
Cập nhật lúc: 27/12/2020, 11:12
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo về ước kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021. Trong đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 tăng khoảng 6%, tuy nhiên nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng mục tiêu tăng trưởng này là tương đối cao và khó có khả năng thực hiện.
PGS. TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).đã có những trao đổi để làm rõ hơn về vấn đề này.
- Phóng viên: Quốc hội đang đặt mục tiêu GDP cho năm 2021 là tăng khoảng 6%, theo ông thì mục tiêu này liệu có khả thi hay không?
- PGS. TS Phạm Thế Anh: Theo tôi thì mục tiêu 6% trong năm 2021 tương đối là thách thức, bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta có mở cửa nền kinh tế hoà toàn với thế giới bên ngoài hay không. Nếu như vấn đề Covid-19 được kiểm soát, vacxin được áp dụng trên diện rộng, cộng thêm vào đó là nền kinh tế Việt Nam mở cửa với thế giới bên ngoài thì mục tiêu này là hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại nếu chúng ta chưa mở cửa được với kinh tế thế giới bên ngoài (tức chỉ có hàng hoá của chúng ta xuất khẩu đi và nhập khẩu về được mở cửa), các giao dịch thương mại, dịch vụ chưa được mở cửa hoàn toàn với thế giới, khách quốc tế chưa thể vào Việt Nam thì nền kinh tế trong nước sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng.Tôi nghĩ rằng việc khống chế Covid-19 khi vacxin được áp dụng trên diện rộng tới được Việt Nam và tới được các nước có thu nhập trung bình thì phải bắt đầu từ nửa sau của năm 2021. Do đó, việc đặt mục tiêu 6% tương đối là thách thức.
- Động lực nào sẽ thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2021, thưa ông?
Trong năm 2020 chúng ta có một số động lực giúp thúc đẩy nền kinh tế trong nước “vực dậy” phải nhờ đế khu vực công và đầu tư công. Chính vì vậy, nguồn lực của khu vực công cho năm 2021 là tương đối lớn vì chúng ta đã có sự chặt chẽ trong giải ngân của những năm trước, do có nguồn vốn dư thừa chuyển sang năm 2020 để giải ngân là 700.000 tỷ đồng.Tuy nhiên, để có thể đẩy nhanh giải ngân trong quý 4/2020 thì nguồn này sẽ bị cạn kiệt dần.
Do vậy, ngân sách mà dành cho đầu tư công của năm tới sẽ quay trở về mức của năm trước, tức là chúng ta không có sự đột biến như trong năm 2020 nữa và đây là sẽ là một hạn chế. Chính vì vậy mục tiêu đạt 6% trong năm tới cũng là một thách thức do phụ thuộc vào nguồn lực giải ngân đầu tư công.
Ngoài ra, để đạt được mức tăng trưởng 6% thì chúng ta vẫn phải phụ thuộc vào nước ngoài và phụ thuộc vào khu vực sản xuất FDI. Tất nhiên là ở khu vực sản xuất trong nước cũng đã thích ứng được tương đối tốt trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 hành hoành.
Hiện nay, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam, tăng trưởng xuất khẩu của khu vực sản xuất trong nước đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên mức độ tăng chỉ ở mức vừa phải và rất nhỏ nếu so với khu vực FDI. Chính vì vậy, mục tiêu đạt 6% của năm 2021 vẫn sẽ phải phụ thuộc vào xuất khẩu là chủ yếu. Đối với khu vực dịch vụ, tôi cho rằng chưa thể hồi phục được hoàn toàn bởi vẫn phải phụ thuộc vào việc có kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 trên thế giới hay không.
- Gói kích thích kinh tế lần 2 có thực sự cần thiết hay không và nếu có thì chúng ta nên thay đổi như thế nào so với gói lần 1?
Mọi gói kích thích kinh tế của Việt Nam (trừ đầu tư công) hiện nay theo đánh giá của tôi là không hiệu quả.Ví dụ một số chính sách đã ban hành như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có doanh thu 200 tỷ đồng hay chính sách giảm các sắc thuế như lệ phí trước bạ ô tô, giảm thuế VAT,… hiện nay không hiệu quả. Bởi các chính sách này đánh gián tiếp và phân bổ không đúng đối tượng đáng ra được nhận.Nếu như cân có gói kích thích kinh tế lần 2 thì nên tập trung hỗ trợ trực tiếp vào những người lao động bị mất việc. Đây là biện pháp hiệu quả nhất, giải quyết vấn đề an sinh xã hội tốt nhất và đến đúng đối tượng nhất.Gói hỗ trợ này chỉ nên được thực hiện khi nền kinh tế bị “phong toả” trở lại, còn nếu không bị “phong toả” giống như điều kiện hiện tại thì các gói kích thích kinh tế này là không cần thiết.
- Đối với doanh nghiệp thì sao, thưa ông?
Với doanh nghiệp thì cũng tương tự như vậy. Hiện nay chúng ta có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, và nhóm doanh nghiệp này khá là linh hoạt trước biến động của thị trường.Những gói kích thích kinh tế hiện nay có một vấn đề đang đặt ra đó là chúng ta chưa xác định được đúng đối tượng cần phải hỗ trợ.Ví dụ như trong năm vừa qua, chúng ta hỗ trợ những doanh nghiệp về thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi những doanh nghiệp gặp khó khăn bị thua lỗ thì chúng ta lại không có sự hỗ trợ nào. Về bản chất tôi cho rằng là không cần thiết và những chính sách thiế kế như vậy rất là kém hiệu quả, không đến đúng đối tượng.Do vậy, tôi nghĩ rằng nếu nền kinh tế chưa trở lại bình thường thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Hiện nay các doanh nghiệp tại Việt Nam đa phần là động lực chính cho nền kinh tế nhưng các sản phẩm của chúng ta lại nằm ở dưới chuỗi giá trị nhiều hơn. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này và làm sao để chúng ta có thể nâng giá trị ở chuỗi sản phẩm đó?
Mục tiêu 6% có khả thi được hay không thì vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm hiện nay đó là ai sẽ tạo ra 6% đó, phần miếng bánh GDP đến từ ai là chủ yếu.Chúng ta thấy rằng, hiện nay phần lớn đống góp vào GDP là đền từ doanh nghiệp nước ngoài, từ các doanh nghiệp FDI, trong khi các doanh nghiệp của Việt Nam đóng góp rất là thấp.Thách thức của Việt Nam trong giai đoạn tới, không chỉ trong năm 2021 (hay trong 5 năm hay 10 năm tới) đó là phải làm sao để các doanh nghiệp tại Việt Nam tiếp cận được những công nghệ mới, tiếp cận được các thị trường mới mà Việt Nam đã cam kết qua các hiệp định thương mại, để từ đó có thể đóng góp nhiều hơn vào chuỗi giá trị sản phẩm.
- Ông có kiến nghị hay đề xuất đóng góp gì cho năm 2021 và cho cả giai đoạn tới khi 2021 sẽ là năm bản lề?
Tôi ngĩ rằng vấn đề Covid-19 chỉ mang tính tương đối khách quan và chúng ta không thể khống chế được, do vậy vấn đề quan trọng nhất đối với Việt Nam hiện nay là phải giữ được nền kinh tế vĩ mô ổn định, không phải vì tác động từ bên ngoài (ví dụ như Covid-19) mà ảnh hưởng đến nền kinh tế bên trong.Trong những tháng vừa qua, kinh tế Việt nam đã xuất hiện một số rủi ro liên quan tới giá tài sản. Cụ thể, khi Việt Nam hạ lãi suất xuống thấp gần giống như các nước khác thì ngay lập tức dòng tiền chuyển sang đầu cơ vào thị trường tài sản, đẩy các giá tài sản lên cao, điều này một mặt sẽ tạo ra mất bình đẳng, tạo ra môi trường kinh tế bất bình ổn.
Do đó, nếu mà chúng ta không cẩn trọng với các chính sách vĩ mô thì sẽ dẫn tới vấn đề về lạm phát, mất giá tiền tệ hay “bong bóng” giá tài sản và khi đó người lao động có thu nhập trung bình sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận các tài sản, đặc biệt là nhà ở
Nguồn: https://congluan.vn/chuyen-gia-vepr-muc-tieu-dat-tang-truong-6-nam-2021-van-phu-thuoc-vao-xuat-khau-la-chu-yeu-post110836.html