Mối liên hệ giữa cà phê và thành phố công nghệ
Cập nhật lúc: 09/04/2019, 19:00
Cập nhật lúc: 09/04/2019, 19:00
Savills mới đây vừa công bố ấn phẩm Tech Cities (Thành phố Công nghệ) lần thứ ba, xếp hạng 30 Thành phố Công nghệ hàng đầu thế giới, trong đó có các thành phố phát triển bậc nhất như New York, San Francisco, London, Bắc Kinh, Thượng Hải...
Một lần nữa, nhận định của chuyên gia từ Savills Việt Nam cho thấy nhiều điểm tương đồng giữa Việt Nam và xu hướng thế giới. Savills đã chấm điểm chất lượng các quán cà phê và chi phí một ly Flat White tại 30 thành phố để hoàn thiện nghiên cứu Thành phố Công nghệ 2019.
Lý do cà phê được xét đến trong chỉ số này là bởi một nền văn hóa cà phê phát triển và lành mạnh là một trong những yếu tố làm nên một môi trường thu hút các tài năng cần để xây dựng lĩnh vực công nghệ và khởi nghiệp vững mạnh. Theo chỉ số Flat White của Savills, Buenos Aires là thành phố đứng đầu bảng xếp hạng dựa trên chi phí và chất lượng của một ly cà phê Flat White. Đây là nơi một ly cà phê cortado (một loại đồ uống khá giống flat white) có giá 1.54 USD, rẻ thứ ba trên thế giới theo tỷ giá hối đoái hiện nay, theo sau đó là Melbourne và Toronto. Ly Flat White đắt nhất thế giới được bán tại Thẩm Quyến với giá 4.70 USD, lý do chính là bởi hiện loại đồ uống này khá khan hiếm tại Trung Quốc.
Anh Nguyễn, Chuyên gia phân tích Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu tại Savills, nhận định: “Nghe có vẻ phù phiếm nhưng chất lượng và giá của một ly Flat White ngon có thể phần nào phản ánh lối sống của thành phố. Nếu văn hoá cà phê phát triển, đây có thể là yếu tố quan trọng trong việc thu hút nhân tài công nghệ hàng đầu thế giới, một lực lượng lao động đang ngày càng linh động, chuyển đến một thành phố khác để làm việc và sinh sống. Vì vậy, đây có thể là một yếu tố các công ty công nghệ coi trọng khi đưa ra quyết định thuê văn phòng và muốn tìm cách thu hút nhân tài”.
Ông Bùi Trung Kiên, Phó Giám đốc, Cho thuê thương mại Savills Hà Nội đồng tình với quan điểm này. “Cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hoá doanh nghiệp trên toàn thế giới, đến mức quán cà-phêngày nay là một trong những tiện ích ưu tiên hàng đầu của các toà nhà văn phòng, bên cạnh cây ATM. Một xu hướng phổ biến ngày nay đối với các lao động trẻ là sử dụng quán cà phêđể làm nơi giao lưu, làm việc từ xa, thậm chí gặp gỡ và họp với đối tác. Hành vi này phần nào giải thích sự phát triển của không gian làm việc chung (co-working), một mô hình văn phòng mới tích hợp tiện ích ăn uống và không gian giao lưu mở như của một quán cà phê trong môi trường làm việc.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng toàn cầu này. Mô hình co-working lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2012 và đã phát triển mạnh trong những năm qua (nguồn cung tăng trung bình 58% theo năm). Các thành phố của Việt Nam không được xếp hạng trong Chỉ số Flat White của Savills, nhưng nếu có, tôi tin rằng chúng ta sẽ có được thứ hạng cao bởi nước ta có một nền văn hóa càphê khá lớn và lành mạnh với vị thế là nước xuất khẩu cà-phê lớn thứ hai trên thế giới”.
An Yên
16:00, 05/04/2019
01:20, 13/03/2019
22:49, 05/03/2019