19/01/2025 | 16:21 GMT+7, Hà Nội

Lợi thế nào giúp các ngân hàng \'bứt phá\' trong năm 2021?

Cập nhật lúc: 23/02/2021, 10:52

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều ngân hàng thông báo doanh thu năm 2020 sụt giảm trầm trọng. Tuy nhiên, một số ngân hàng lại báo lãi.

Lợi nhuận phân hóa từ rủi ro tín dụng

Sự tăng trưởng của các ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là yếu tố phân định lợi nhuận của các ngân hàng. Đặc biêt, trong năm qua vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nợ xấu ở hầu hết các ngân hàng đều tăng mạnh. Để đảm bảo an toàn nguồn vốn, nhiều nhà băng tăng trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu, tuy nhiên cũng có ngân hàng tỷ lệ bao phủ nợ xấu còn thấp hơn so với con số ghi nhận.

Có thể hiểu, những ngân hàng không tăng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro vì cho rằng, khoản nợ đang được cơ cấu, hoãn thời hạn trả nợ theo Thông tư 01 nên chưa cần tính vào nợ xấu, vì thế không cần trích lập dự phòng. 

Tuy nhiên, hiện Ngân hàng Nhà nước đang trình Thủ tướng nội dung sửa đổi Thông tư 01, theo dự thảo này, các ngân hàng có thể phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho nợ tái cơ cấu trong thời hạn dự kiến tối đa là 3 năm thay vì không phải trích lập như quy định trong Thông tư cũ.

Như vậy, việc dự phòng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Những nhà băng đã đẩy mạnh trích lập trong năm trước sẽ ít chịu áp lực từ việc sửa đổi Thông tư 01 và đạt tăng trưởng cao hơn. Ngược lại có nhà băng lợi nhuận thực tế sẽ có xu hướng giảm do dự phòng rủi ro tăng.

Theo chia sẻ của chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu: “có một điểm đặc biệt lo lắng đó là tình hình nợ xấu, trong trường hợp dịch khó lường, thật khó có thể đong đếm được tác động xấu tới ngành ngân hàng sẽ như thế nào”.

Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ phải quen với trạng thái “bình thường mới” khi đa số khách hàng không có nhu cầu và không muốn tới chi nhánh nữa, mạng lưới chi nhánh lớn chuyển từ lợi thế thành điểm yếu về chi phí.

Chưa kể cạnh tranh không chỉ tới từ ngân hàng khác mà còn đến từ các tổ chức không phải ngân hàng, thậm chí là các đối tác trước đây của ngân hàng; năng lực và kiến trúc công nghệ của core banking theo truyền thống có thể không còn phù hợp với môi trường cạnh tranh mới.

 Lợi thế nào tạo "lực đẩy" cho các ngân hàng?

Rõ ràng, bên cạnh khó khăn chung, nhiều ngân hàng vẫn được đánh giá là sẽ có những lợi thế nhất định so với phần còn lại.

Đầu tiên là nhóm các ngân hàng quản trị tín dụng tốt, chú trọng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ có “rào chắn” an toàn khi Thông tư 01 hết hiệu lực, thậm chí lợi nhuận còn có thể được cộng thêm nhờ hoàn nhập dự phòng. Chẳng hạn như: BIDV đã trích lập khoảng 23.124 tỷ đồng; Vietcombank trích lập dự phòng 11.100 tỷ đồng, Vietinbank cũng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên đến 12.148 tỷ đồng…

Tiếp theo là những ngân hàng có bộ đệm vốn dày với tỷ lệ hệ số an toàn vốn (CAR) đáp ứng tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước và quốc tế (chẳng hạn hoàn thành sớm 3 trụ cột Basel II hay tất toán sớm toàn bộ trái phiếu VAMC) cũng sẽ có lợi thế trong phát triển chung.

Đến thời điểm này, đã có 18 ngân hàng được công nhận áp dụng chuẩn Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN gồm: MB, Techcombank, ACB, VIB, MSB, HDBank, OCB, VPBank, TPBank, VietBank, VietCapitalBank, LienVietPostBank, Standard Chartered Việt Nam, ShinhanBank, NamABank, SeABank, BIDV và Vietcombank.

Việc hoàn thành và áp dụng sớm cả 3 trụ cột quan trọng của Basel II đã cho thấy sự quan tâm đầu tư trong lĩnh vực quản lý rủi ro để đảm bảo tính cân bằng của 3 yếu tố “tăng trưởng - bền vững - chất lượng” trong hoạt động của các ngân hàng. Đây là dấu mốc quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính.

Ngoài ra, những ngân hàng có mảng số hoá phát triển mạnh cũng được cho là có lợi thế khi xu hướng khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ trên các nền tảng số.

Hiện các ngân hàng đang "nổi" về số hoá, có nhiều bước thành công trong chuyển đổi số thời gian qua có thể gọi tên như: TPBank, MB, VPBank, Vietcombank…

Bên cạnh đó, những nhà băng có lĩnh vực bán lẻ, bán chéo các sản phẩm dịch vụ tốt, đặc biệt là bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng), cũng sẽ có những lợi thế trong kinh doanh năm nay.

Thực tế, trong năm qua, thu nhập từ mảng kinh doanh cốt lõi là tín dụng của nhiều ngân hàng sụt giảm mạnh, tuy nhiên thu nhập lãi ngoài lại đột phá, nhờ đó lợi nhuận cả năm của nhà băng vẫn tăng trưởng cao.

Nổi bật là Vietinbank là ngân hàng phá đảo kết quả lợi nhuận của chính mình với con số tăng trưởng đột biến và trở thành á quân lợi nhuận ngân hàng. Điểm nhấn gây sốc của ngân hàng này chính là thu nhập ngoài lãi đột phá ở mức 32,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Một điểm đáng chú ý là không ít ngân hàng năm 2020 cũng đã gặt hái và tăng thu dịch vụ từ bancassurance. Được biết, Vietcombank hiện là ngân hàng đang hoạch toán những khoản lợi nhuận phát sinh từ hợp đồng bancassurance trị giá khủng so với trên toàn ngành mà họ cùng FWD đã ký kết trong năm 2020.Nhìn vào “bức tranh” lợi nhuận năm 2020 của ngành ngân hàng cho thấy, bên cạnh một số nhà băng sụt giảm về lợi nhuận thì còn nhiều ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận rất cao từ 40% trở lên như ACB, HDBank, VIB...

 Rủi ro tín dụng tạo nên sự phân hóa lợi nhuận

Có nhiều nguyên nhân giúp cho lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng khá tốt, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là yếu tố tạo nên sự phân hóa lợi nhuận của các ngân hàng.

Thực tế, trong năm qua do ảnh hưởng dịch Covid-19, nợ xấu ở hầu hết các ngân hàng đều tăng mạnh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn nguồn vốn, nhiều nhà băng tăng trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu, tuy nhiên cũng có ngân hàng tỷ lệ bao phủ nợ xấu còn thấp hơn so với con số ghi nhận.

Có thể hiểu, những ngân hàng không tăng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro vì cho rằng, khoản nợ đang được cơ cấu, hoãn thời hạn trả nợ theo Thông tư 01 nên chưa cần tính vào nợ xấu, vì thế không cần trích lập dự phòng. 

Tuy nhiên, hiện Ngân hàng Nhà nước đang trình Thủ tướng nội dung sửa đổi Thông tư 01, theo dự thảo này, các ngân hàng có thể phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho nợ tái cơ cấu trong thời hạn dự kiến tối đa là 3 năm thay vì không phải trích lập như quy định trong Thông tư cũ.

Như vậy, việc dự phòng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Những nhà băng đã đẩy mạnh trích lập trong năm trước sẽ ít chịu áp lực từ việc sửa đổi Thông tư 01 và đạt tăng trưởng cao hơn. Ngược lại có nhà băng lợi nhuận thực tế sẽ có xu hướng giảm do dự phòng rủi ro tăng.

Theo chia sẻ của chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu: “có một điểm đặc biệt lo lắng đó là tình hình nợ xấu, trong trường hợp dịch khó lường, thật khó có thể đong đếm được tác động xấu tới ngành ngân hàng sẽ như thế nào”.

Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ phải quen với trạng thái “bình thường mới” khi đa số khách hàng không có nhu cầu và không muốn tới chi nhánh nữa, mạng lưới chi nhánh lớn chuyển từ lợi thế thành điểm yếu về chi phí.

Chưa kể cạnh tranh không chỉ tới từ ngân hàng khác mà còn đến từ các tổ chức không phải ngân hàng, thậm chí là các đối tác trước đây của ngân hàng; năng lực và kiến trúc công nghệ của core banking theo truyền thống có thể không còn phù hợp với môi trường cạnh tranh mới.

 Lợi thế nào tạo "lực đẩy" cho các ngân hàng?

Rõ ràng, bên cạnh khó khăn chung, nhiều ngân hàng vẫn được đánh giá là sẽ có những lợi thế nhất định so với phần còn lại.

Đầu tiên là nhóm các ngân hàng quản trị tín dụng tốt, chú trọng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ có “rào chắn” an toàn khi Thông tư 01 hết hiệu lực, thậm chí lợi nhuận còn có thể được cộng thêm nhờ hoàn nhập dự phòng. Chẳng hạn như: BIDV đã trích lập khoảng 23.124 tỷ đồng; Vietcombank trích lập dự phòng 11.100 tỷ đồng, Vietinbank cũng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên đến 12.148 tỷ đồng…

Tiếp theo là những ngân hàng có bộ đệm vốn dày với tỷ lệ hệ số an toàn vốn (CAR) đáp ứng tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước và quốc tế (chẳng hạn hoàn thành sớm 3 trụ cột Basel II hay tất toán sớm toàn bộ trái phiếu VAMC) cũng sẽ có lợi thế trong phát triển chung.

Đến thời điểm này, đã có 18 ngân hàng được công nhận áp dụng chuẩn Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN gồm: MB, Techcombank, ACB, VIB, MSB, HDBank, OCB, VPBank, TPBank, VietBank, VietCapitalBank, LienVietPostBank, Standard Chartered Việt Nam, ShinhanBank, NamABank, SeABank, BIDV và Vietcombank.

Việc hoàn thành và áp dụng sớm cả 3 trụ cột quan trọng của Basel II đã cho thấy sự quan tâm đầu tư trong lĩnh vực quản lý rủi ro để đảm bảo tính cân bằng của 3 yếu tố “tăng trưởng - bền vững - chất lượng” trong hoạt động của các ngân hàng. Đây là dấu mốc quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính.

Ngoài ra, những ngân hàng có mảng số hoá phát triển mạnh cũng được cho là có lợi thế khi xu hướng khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ trên các nền tảng số.

Hiện các ngân hàng đang "nổi" về số hoá, có nhiều bước thành công trong chuyển đổi số thời gian qua có thể gọi tên như: TPBank, MB, VPBank, Vietcombank…

Bên cạnh đó, những nhà băng có lĩnh vực bán lẻ, bán chéo các sản phẩm dịch vụ tốt, đặc biệt là bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng), cũng sẽ có những lợi thế trong kinh doanh năm nay.

Thực tế, trong năm qua, thu nhập từ mảng kinh doanh cốt lõi là tín dụng của nhiều ngân hàng sụt giảm mạnh, tuy nhiên thu nhập lãi ngoài lại đột phá, nhờ đó lợi nhuận cả năm của nhà băng vẫn tăng trưởng cao.

Nổi bật là Vietinbank là ngân hàng phá đảo kết quả lợi nhuận của chính mình với con số tăng trưởng đột biến và trở thành á quân lợi nhuận ngân hàng. Điểm nhấn gây sốc của ngân hàng này chính là thu nhập ngoài lãi đột phá ở mức 32,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Một điểm đáng chú ý là không ít ngân hàng năm 2020 cũng đã gặt hái và tăng thu dịch vụ từ bancassurance. Được biết, Vietcombank hiện là ngân hàng đang hoạch toán những khoản lợi nhuận phát sinh từ hợp đồng bancassurance trị giá khủng so với trên toàn ngành mà họ cùng FWD đã ký kết trong năm 2020.

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/loi-the-nao-giup-cac-ngan-hang-but-pha-trong-nam-2021-20201231000001037.html