Khay xốp, túi nilong dùng một lần (5): Hành trình ‘khai tử’ đồ nhựa một lần trên Thế giới
Cập nhật lúc: 26/04/2018, 06:04
Cập nhật lúc: 26/04/2018, 06:04
Nhiều công ty, doanh nghiệp trên thế giới đang chịu nhiều áp lực từ các tổ chức hoạt động môi trường về vấn đề sử dụng đồ nhựa một lần khó phân huỷ. Xu hướng phát triển xanh, bền vũng của những chuỗi cửa hàng lớn nhằm thu hút sự ủng hộ cũng như đáp ứng yêu cầu ngày một cao của người tiêu dùng trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Starbucks đã cố gắng thử nghiệm hàng chục lần với một loại cốc làm từ sợi thân thiện với môi trường về khả năng chịu nhiệt và chống rò rỉ ở nhiệt độ cao nhưng chưa thu được kết quả như kỳ vọng.
Trong nỗ lực cải thiện môi trường, chuỗi cà phê nổi tiếng thế giới Starbucks mới đây đã ra thông báo thưởng 10 triệu USD cho ý tưởng tốt nhất về một sản phẩm cốc cà phê dễ tái chế thay cho cốc dùng 1 lần như hiện nay.
Một chiếc cốc cà phê hiện dùng mất tới 20 năm để có thể phân hủy trong môi trường tự nhiên. Trong khi mỗi năm Starbucks sử dụng khoảng 6 tỷ cốc dạng này để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Không chỉ có Starbucks, một loạt các chuỗi của hàng cung cấp thực phẩm cũng có những hành động mạnh mẽ nhằm giảm thiểu phụ thuộc vào những loại đồ nhựa dùng một lần trong hoạt động kinh doanh.
Đầu năm 2018, Dunkin' Donuts cũng khẳng định rằng hãng sẽ loại bỏ hoàn toàn cốc xốp nhựa và sẽ bỏ hoàn toàn cốc xốp vào năm 2020. Toàn bộ lượng cốc này sẽ được thay thế bằng cốc giấy có thể tái chế.
Tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh McDonald’s cũng tuyên bố hồi đầu năm nay sẽ loại bỏ toàn cốc xốp và thay thế toàn bộ bao bì, cốc giấy bằng những vật liệu dễ tái chế vào năm 2025.
Những kế hoạch dài hơi của các doanh nghiệp trong quá trình “khai tử” đồ nhựa một lần có lẽ phải đợi thêm thời gian để chúng phát huy hiệu quả. Nhưng không chỉ có họ mới quan tâm tới môi trường mà cả Thế giới cũng đang tích cực hành động.
Không chỉ tạo điều kiện phát triển những loại túi ni lông tự huỷ, nhiều quốc gia trên thế giới còn cấm hoàn toàn việc sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt hàng ngày. Có khoảng 40 quốc gia đã đưa ra luật cấm sử dụng túi nhựa dùng một lần với nhiều hình xử phạt thức khác nhau nhưng mục đích chính là để dăn đe, giáo dục ý thức người dân.
Bangladesh, quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành lệnh cấm sử dụng túi ni lông mua sắm vào năm 2002 sau khi đường ống dẫn nước bị kẹt cứng do rác thải ni lông, khiến nước lũ không có lối thoát, gây ngập lụt trầm trọng tại quốc gia này.
Sau đó, nhiều quốc gia khác như Nam Phi, Kenya, Mexico, Rwanda, Anh và một số tiểu bang tại Mỹ ban hành một số điều luật tương tự.
Trước đây, nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết kêu gọi chính quyền các địa phương hủy bỏ từng bước việc sử dụng nước uống đóng chai tại văn phòng, công sở khi mỗi năng Mỹ phải chi 70 triệu USD để giải quyết rác thải từ các chai nước bằng nhựa.
San Francisco là một trong những thành phố đi tiên phong trong công cuộc loại bỏ đồ nhựa dùng một lần ra khỏi sinh hoạt thường ngày của người dân khi thông qua luật cấm uống nước đóng chai nhựa.
Để khuyến khích người dân, thay vì sử dụng nước các chai nhựa, thành phố này đã tang cường thên nhiều đài phun nước, trạm bơm và điểm cung cấp nước để cư dân dễ dàng tiếp cận với nguồn nước sạch.
Đặc biệt, Kenya còn đưa ra đạo luật rất hà khắc đối với những người sử dụng túi ni lông khi mà bất kỳ ai vi phạm sẽ phải ngồi 4 năm tù, hoặc đóng $40.000 tiền tại ngoại - tương đương gần 900 triệu đồng.
Từ 1993, Đan Mạch áp dụng thuế sử dụng túi ni lông. Kết quả hiện nay, trung bình mỗi người Đan Mạch chỉ sử dụng khoảng 4 túi ni lông/năm. Nhờ vào việc đánh thuế tương tự tại Ireland vào năm 2002, lượng sử dụng loại túi ni lông đã giảm tới 90%.
Năm 2016, Pháp thông qua luật cấm sử dụng các loại dụng cụ chứa thức ăn đồ uống bằng nhựa sử dụng một lần, chính thức có hiệu lực vào năm 2020. Đánh đấu một bước tiến mới trong vấn đề bảo vệ môi trường khi lần đầu tiên có một quốc gia cấm sử dụng các loại dụng cụ đựng thức ăn tiện lợi này.
06:07, 21/04/2018
06:00, 16/04/2018
06:23, 13/04/2018
06:20, 11/04/2018