Khay xốp, túi nilong dùng một lần (4): Lựa chọn nào cho tương lai
Cập nhật lúc: 21/04/2018, 06:07
Cập nhật lúc: 21/04/2018, 06:07
Sáng kiến Ngày không túi ni lông - The Nature Day là hoạt động thường niên được tổ chức vào ngày 9/9 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về tác hại của túi ni lông đối với sức khoẻ và môi trường sống, cổ vũ cho một lối sống không lệ thuộc vào túi ni lông, vận động các cơ quan, gia đình, cá nhân không sử dụng túi ni lông.
Các chiến dịch truyền thông về tác hại và hạn chế sử dụng túi ni lông như 'Túi ni lông - Hiểm họa của môi trường và sức khỏe', “Hạn chế sử dụng túi ni lông và Tiết kiệm năng lượng”,... mỗi khi phát động đều nhận được sự hưởng ứng của người dân trên mọi lứa tuổi.
Tuy nhiên, sau khi các chiến dịch kết thúc thì mọi chuyện dường như lại quay trở lại như cũ. Những nỗ lực nhằm thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông thông thường trong cộng đồng của các tổ chức, cơ quan chức năng trong những năm qua hiện chỉ dừng ở nhận thức là chủ yếu.
Qua công tác tuyền truyền, giáo dục, người dân cũng đã phần nhiều ý thực được sự nguy hiểm, ô nhiễm của túi ni lông. Nhiều người đã chủ động "nói không với túi ni lông" bằng cách sắm cho mình các loại túi sử dụng nhiều lần, như túi dứa, làn nhựa, túi giấy…
Tuy nhiên, điều đáng buồn là những hành động này chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, và xuất phát từ một phía. Nếu không có sự phối hợp từ cả phía người bán lẫn người mua hàng thì việc hạn chế sử dụng túi ni lông trong đời sống hằng ngày khó mà có được kết quả tích cực.
Hành động sử dụng những loại túi thân thiện với môi có nguồn gốc từ các nguyên liệu truyền thống như giấy, vải cói thay thế cho sử dụng túi ni lông thông thường còn góp phần tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống phát triển vùng nguyên phụ liệu. Tuy nhiên, do không có sự tiện lợi cùng khả năng đáp ứng chưa cao với nhu cầu sử dụng của người dân nên những loại túi này khó có thể đánh bại được túi ni lông thông thường.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế về một loại sản phẩm túi ni lông có khả năng phân huỷ để thay thế cho các loại túi thông thường, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu vật liệu Polyme, Đại học Bách Khoa vừa nghiên cứu thành công một loại túi ni lông tự hủy làm bằng bột sắn và nhựa sinh học, có tính thân thiện cao với môi trường.
Những chiếc túi phân huỷ này có thành phần nguyên liệu tự nhiên là bột sắn kết hợp với nhựa phân huỷ sinh học nên sau khi chôn xuống đất, các vi sinh vật sẽ ăn hết phần tinh bột, tạo thành lỗ thủng trên màng khiến chúng dễ bị phần hủy, đồng thời các nguyên tố kim loại hiếm trong đất sẽ giúp xúc tiến quá trình phân hủy màng polymer nhanh hơn.
Ngoài ra, loại túi ni lông tự huỷ mới này còn có đặc tính cơ học cao, đáp ứng tốt khả năng chứa hàng tương tự như túi ni lông thông thường.
Tuy nhiên, TS. Giang cho biết: “Đề tài đã thực hiện được 2/3 thời gian, sản phẩm cũng tương đối là đáp ứng về mặt các tính chất cơ học. Nhưng đây mới chỉ là sản phẩm trong phòng thí nghiệm, vì vậy cần tiếp tục hoàn thiện, để sản phẩm đặt độ định cao từ đó đưa ra sản xuất trong thực tế.”
Ý tưởng dùng các loại tinh bột để chế tạo túi, thay thế cho các loại túi ni lông thông thường không phải đến giờ mới có, nó giúp giải quyết vấn nạn về túi ni lông khó phân hủy trên toàn cầu. Giá thành của loại túi này cũng đắt hơn so với túi ni lông thông thường nhưng so với các loại vật liệu khác như vải, làn nhựa,… thì lại hợp lý hơn rất nhiều lần. Vì vậy, việc phát triển nó cũng là một mục tiêu đang được đặt ra ở nhiều quốc gia.
Các loại túi ni lông phân huỷ sinh học thông thường sau khi đưa ra mội trường tự nhiên sẽ phân huỷ theo 2 giai đoạn: - Quá trình phân hủy của thành phần tinh bột: Trong khoảng 7 tuần đầu, dưới tác dụng của độ ẩm và các vi sinh vật trong đất, thành phần tinh bột sẽ bị phân hủy gần như hoàn toàn làm cho phần nhựa phân huỷ vốn có trọng lượng phân tử lớn và có tính kị nước trở nên ưa nước hơn và trọng lượng phân tử cũng sẽ nhỏ hơn do bị giảm cấp. - Quá trình phân huỷ của nhựa phân hủy sinh học: Dưới tác dụng của các enzim và vi sinh vật được sản sinh ra trong quá trình phân hủy tinh bột, phần nhựa phân hủy sinh học còn lại sẽ bị phân hủy hoàn toàn thành CO2, H2O và các sinh khối có lợi cho môi trường. Trong khoảng 2 năm, túi sẽ phân huỷ được 60%, đáp ứng tiêu chí túi thân thiện môi trường của Bộ Tài Nguyên Môi Trường và bị phân hủy hoàn toàn sau thời gian 5 năm. |
06:00, 16/04/2018
06:23, 13/04/2018
06:20, 11/04/2018
13:30, 22/03/2018
09:30, 19/06/2015
10:00, 18/06/2015