18/01/2025 | 19:28 GMT+7, Hà Nội

Khay xốp, túi nilong dùng một lần (2): Những hậu quả khôn lường

Cập nhật lúc: 13/04/2018, 06:23

Túi nilong và các sản phẩm từ nhựa dùng một lần có thời gian phân huỷ hoàn toàn từ 400- 600 năm, đồng thời thải ra môi trường các chất độc và cản trở hoạt động của thực vật, các sinh vật có trong đất.

Trong thời gian qua, nhiều chiến dịch nâng cao ý thức cộng đồng, khuyến khích sử dụng túi, bao bì nilon thân thiện với môi trường đã được tổ chức.

Thế nhưng đó vẫn là chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi” khi thực tế cho thấy không chỉ các khu chợ dân sinh mà các siêu thị lớn, cửa hàng thực phẩm sạch vẫn giữ thói quen sử dụng hộp xốp, túi nilon thông thường, khó phân huỷ trong các giao dịch hàng ngày.

Những hậu quả khôn lường

Thông thường, túi nilong – các sản phẩm từ nhựa dung một lần có thời gian phân huỷ hoàn toàn từ 400- 600 năm trong môi trường tự nhiên.

Trong quá trình này, những sản phẩm đó sẽ thải ra môi trường các chất độc huỷ hoại môi trường xung quanh, đồng thời gian phân huỷ kéo dài cũng là tác nhân cản trở hoạt động của thực vật, các sinh vật có trong đất. Bao bì nilon trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải hoặc mắc phải.

Túi ni lông cản trở sợ phát triển, hoạt động sinh trưởng của nhiều loài sinh vật. (Ảnh: Internet)

Túi ni lông cản trở sợ phát triển, hoạt động sinh trưởng của nhiều loài sinh vật. (Ảnh: Internet)

Những bao bì nilon nhuộm màu sẽ làm ô nhiễm thực phẩm do chúng chứa các kim loại như chì, Ca-đi-mi - một chất cực độc, gây tác hại cho não và là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi.

Khi bị đốt cháy, các loại bao bì nilon sẽ tạo thành nhiều khí độc, đặc biệt là chất Điôxin có thể gây ngộ độc, gây ngất, nôn ra máu, khó thở, gây rối loạn chức năng, bị ung thư, giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết. Với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, khi hít phải loại khí này, rất dễ đứa trẻ sinh ra sẽ bị mắc các dị tật bẩm sinh.

Còn nguyên liệu chính để sản xuất hộp xốp, khay xốp là từ một loại nhựa dẻo có tên Polystiren, chỉ có khả năng đựng thức phẩm nguội, chưa qua chế biến và tối kỵ thức ăn nóng vì nhiệt sản sinh sẽ làm biến đổi loại nhựa này, giải phóng chất monostiren, gây ung thư các bệnh về thần kinh như giảm trí nhớ, mất tập trung, giảm thính giác, thị giác.

Không chỉ vậy, những loại túi, hộp xốp này hầu như không có xuất rõ ràng. Theo tìm hiểu thì các loại túi, bao bì nilon thông thường đang lưu hành trên thị trường có hai loại chủ yếu. Một loại là túi được sản xuất từ các hạt nhựa PE, PP cùng phụ gia được quy định sẽ không gây độc cho sức khoẻ con người.

Còn lại là túi được tái chế từ các nguồn nguyên liệu nhựa đã qua sử dụng, mà nhiều cơ sở sản xuất vì lợi nhuận nên bỏ qua một số công đoạn khiến thành phẩm sẽ lẫn kim loại nặng ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Thói quen sử dụng của người dân

Theo thống kê của Wall Street Journal, Việt Nam là nước có lượng rác thải nhựa trái phép ra biển lớn thứ 4 Thế giới, trung bình 1,8 triệu tấn mỗi năm.

Hàng loạt các cuộc vận động, tuyên truyền, cùng nhiều chính sách đã được đưa ra để người dân hiểu những tác động tiêu cực của túi nilon, hộp xốp tới môi trường sống. Kết quả của những hoạt động này đem lại không phải không có nhưng sự tiện lợi của loại túi này đã khiến nhiều người nhắm mắt đưa tay, mặc dù nắm rõ được những tác hại lâu dài của nó.

Mỗi năm, Việt Nam đưa trái phép ra biển 1,8 triệu tấn rác thải nhựa. (Ảnh: Statista)

Mỗi năm, Việt Nam đưa trái phép ra biển 1,8 triệu tấn rác thải nhựa. (Ảnh: Statista)

Trong thời gian qua, nhà nước đã áp dụng biểu giá thuế bảo vệ môi trường với túi nilon thông thường từ 40.000 – 200.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hiện tại ở các chợ đầu mối, chợ cóc tại Hà Nội vẫn ghi nhân túi nilong chỉ có giá trong khoảng 40.000 đồng/kg với mẫu mã đa dạng, đủ mọi loại kích cỡ và số lượng thì bao nhiêu cũng có.

Túi ni lông xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Túi ni lông xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Chính vì sự tiện lợi cùng giá cả rất rẻ, tính ra mỗi chiếc túi nilon có giá chỉ vài chục đồng lại có thể đựng tới vài trăm ngàn tiền đồ đạc. Ở đây, vấn đề đau đầu đặt ra là khi không chỉ người tiêu dùng mà chính những người bán cũng lạm dụng túi nilon trong quá trình giao thương. Từ thực phẩm tươi sống tới những đồ ăn chế biến sẵn rồi đồ khô, có khi chỉ vài cây hành, củ tỏi người ta cũng thuận tay nhét vào từng túi nilon riêng mà chẳng cần khách hàng yêu cầu.

Tác hại của túi nilon, khay xốp, khay nhựa với môi trường rõ ràng là vậy nhưng, chúng ta vẫn đang tặc lưỡi sử dụng vì lợi ích trước mắt. Sự lạm dụng túi nilon và đồ đựng thực phẩm đã tới mức đáng báo động, bất chấp những lời cảnh báo được đưa ra đối với sức khoẻ con người và môi trường sống.