25/11/2024 | 09:05 GMT+7, Hà Nội

Hay là áp dụng KPI vào cơ quan Nhà nước?

Cập nhật lúc: 16/12/2017, 08:24

Cán bộ công chức thăng tiến dựa vào thâm niên và trình độ đào tạo, chứ không dựa vào hiệu quả công việc. Thực trạng này sẽ thay đổi?

Công chức, viên chức nhận “lương không đủ sống” nhưng phần “lậu” (là phần phụ cấp) lại nhiều – chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định. Việc tăng lương theo cấp số nhân dựa trên thâm niên và trình độ càng khiến cho việc điều chỉnh cách tính lương nói riêng, và thu nhập nói chung, của khối nhà nước cực kỳ phức tạp.

Ảnh minh họa, Nguồn ảnh: Internet

Điều này khiến cho không ít cán bộ công chức, viên chức “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”, ít làm vẫn lĩnh lương (và cả lậu), gây lãng phí kép cho ngân sách.

Trong hội thảo "Cải cách chính sách tiền lương: Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam" được tổ chức mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết: Mục tiêu đến năm 2021 phải giảm hơn 10% số biên chế (khoảng 250.000 người) và giải quyết 450.000 lao động hợp đồng trong các đơn vị công.

Để thực hiện triệt để và hiệu quả, tránh “nhầm” hay “sót”, nên chăng áp dụng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc (ví dụ như KPI) vào hoạt động của các cơ quan công quyền để người làm tốt thì có lương cao, còn người ngồi chơi thì thôi mời về xơi nước cho chính đáng (?!)