Hà Nội: Hoàn thành kiểm định chung cư cũ vào quý III/2023
Cập nhật lúc: 21/12/2021, 13:30
Cập nhật lúc: 21/12/2021, 13:30
UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 5289/QĐ-UBND ban hành "Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội". Theo đó, Đề án xác định rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm: Thành lập Hội đồng thẩm định của UBND TP (dự kiến trong 12/2021 - 1/2022); ban hành Kế hoạch kiểm định (dự kiến trong tháng 12/2021) với tiến độ thực hiện từng nhà chung cư cũ theo từng năm trong giai đoạn 2021 - 2025, chia làm 4 đợt và phấn đấu hoàn thành kiểm định tất cả chung cư cũ trên địa bàn TP trước quý III/2023.
Cụ thể, UBND thành phố cũng phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan theo nguyên tắc "5 rõ", có lộ trình, tiến độ triển khai cụ thể đối với từng nhiệm vụ. Đề án xác định rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như tổng rà soát, khảo sát, kiểm định chung cư cũ. Dự kiến tiến độ thực hiện từng nhà chung cư cũ theo từng năm trong giai đoạn 2021- 2025, chia làm 4 đợt và phấn đấu hoàn thành kiểm định tất cả chung cư cũ trên địa bàn thành phố trước quý III/2023.
Lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết chung cư cũ. Trong đó, định hướng giải pháp quy hoạch đối với 3 mô hình cấp độ: Lập đồ án quy hoạch chi tiết với khu chung cư cũ quy mô từ 2ha; lập tổng mặt bằng với nhóm chung cư cũ quy mô nhỏ hơn 2ha; lập tổng mặt bằng và thực hiện đề án quy gom đối với nhà chung cư cũ độc lập, đơn lẻ để tái định cư tại chỗ. Dự kiến hoàn thành lập, trình duyệt quy hoạch chi tiết, tổng mặt bằng, đề án quy gom toàn bộ các khu chung cư, nhà chung cư trong quý IV/2023.
Ban hành kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, gồm: Lập danh mục chung cư cũ cần cải tạo, xây dựng lại đồng bộ, toàn diện với 3 nhóm: Nhóm các dự án đang triển khai (chuyển tiếp từ giai đoạn trước năm 2021); nhóm dự kiến khởi công xây dựng trong giai đoạn 2021-2025; nhóm chuẩn bị đầu tư để triển khai giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, dự kiến các nguồn vốn thực hiện đối với từng dự án cụ thể; tạo lập quỹ nhà tái định cư tạm thời...
Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, trong đó quy định 3 hình thức lựa chọn gồm: Các chủ sở hữu thống nhất lựa chọn; đấu thầu lựa chọn; nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ. Thành lập Hội đồng thẩm định của UBND thành phố hoặc phân cấp cho UBND cấp huyện xem xét, thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bố trí nhà ở tạm cư...
Tạo lập quỹ nhà ở tạm cư, theo đó thành phố có thể sử dụng các quỹ nhà tái định cư có sẵn của thành phố; đầu tư xây dựng mới quỹ nhà tạm cư hoặc mua nhà ở thương mại để tạo lập quỹ nhà ở tạm cư. Thực hiện các chính sách ưu đãi: Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất...
Trước đó, Hà Nội mới thực hiện kiểm định được 401/1.579 nhà chung cư. Trong số đó, có 8 nhà chung cư nguy hiểm, thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại theo quy định của Nghị định số 101. Trong 8 chung cư cần phá dỡ ở Hà Nội này, có 2 dự án đã hoàn thành năm 2020; 2 dự án đang triển khai và 4 dự án chưa lựa chọn chủ đầu tư. Số chung cư còn lại thành phố đang tiếp tục đánh giá chất lượng và hoàn thành kiểm định trong thời gian tới.
Theo Bộ Xây dựng, có thể nói rằng, Luật Nhà ở 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã tạo hành lang pháp lý giúp các địa phương có cơ sở để thực hiện các hoạt động cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư từ khâu kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư; lập và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện; tổ chức di dời, phá dỡ, triển khai thực hiện dự án…
Nhằm tập trung mọi nguồn lực để thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã ký ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU đẩy nhanh tiến độ rà soát, kiểm định, đánh giá toàn diện hiện trạng các khu chung cư cũ trên địa bàn TP, đặc biệt là các khu chung cư cũ đã xuống cấp, quá niên hạn sử dụng để bảo đảm các số liệu được nêu trong đề án có tính chính xác, phản ánh đúng thực tế chất lượng của các khu chung cư cũ, làm cơ sở tổng hợp đầy đủ các chung cư cũ vào trong các kế hoạch triển khai cụ thể.
Xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai cụ thể để tổ chức thực hiện đề án bảo đảm khoa học, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn, nhất là đối với 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Rà soát, khảo sát, kiểm định chung cư cũ; lập quy hoạch chi tiết chung cư cũ; triển khai cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, cần quan tâm nghiên cứu giải quyết tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch; các chính sách về giải phóng mặt bằng, bố trí nhà tạm cư (hoặc nhà ở tạm thời) và bồi thường, hỗ trợ tái định cư, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân.
Tập trung huy động nguồn lực xây dựng lại các khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D trên địa bàn thành phố và một số khu chung cư được lựa chọn triển khai ban đầu có tính khả thi như: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân..., để đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, tạo tác động lan tỏa trong toàn thành phố; có phương án, kế hoạch cụ thể đối với việc thực hiện cải tạo, xây dựng lại khu chung cư cũ Nguyễn Công Trứ hiện thực hiện dở dang theo chủ trương thí điểm trước đây.
Song song đó, nghiên cứu, bổ sung giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính đối với các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với kiểm tra, giám sát...
Trước đó, trên cơ sở Đề án cải tạo xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội sau khi hoàn chỉnh, được phê duyệt, TP dự kiến sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách dự kiến khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025 để thực hiện tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ các chung cư cũ theo các đối tượng, phân loại quy định của Nghị định số 69.
Đồng thời, xây dựng và ban hành Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ giai đoạn 2021- 2025 đối với các chung cư cũ đã có kết quả kiểm định để triển khai thực hiện quy trình tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, dự án đầu tư.
Xây dựng và ban hành Kế hoạch và bố trí nguồn vốn ngân sách lập các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, tổng mặt bằng, đề án quy gom theo 03 mô hình cấp độ: Khu chung cư cũ (quy mô lập quy hoạch chi tiết >2ha); Nhóm chung cư cũ (quy mô lập Tổng mặt bằng <2ha); tập="" hợp="" các="" chung="" cư="" cũ="" độc="" lập,="" đơn="" lẻ="" (quy="" mô="" lập="" tổng="" mặt="" bằng="" nhà="" đơn="" lẻ="" và="" đề="" án="" nghiên="" cứu="" quy="" gom="" tái="" định="" cư="" tại="" chỗ="" trên="" địa="" bàn="" phường,="">2ha);>
Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong đó quy định rõ 3 trường hợp nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại, hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch quy định.
Cụ thể, nhà chung cư phải phá dỡ khẩn cấp do sự cố, thiên tai, cháy nổ theo quy định của pháp luật; Nhà chung cư hết niên hạn sử dụng; Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình ...
Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/ha-noi-hoan-thanh-kiem-dinh-chung-cu-cu-vao-quy-iii-2023-20201231000004776.html
15:39, 01/12/2021
13:30, 01/12/2021
07:18, 21/11/2021