19/01/2025 | 13:21 GMT+7, Hà Nội

Đề xuất khu du lịch tâm linh Hương Sơn: Bảo tồn di sản không có nghĩa là “khóa chặt trong kho”

Cập nhật lúc: 26/12/2018, 10:58

Ý tưởng hình thành một khu du lịch tâm linh Hương Sơn của doanh nghiệp Xuân Trường đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của giới chuyên gia và dư luận trong những ngày gần đây. Nhưng nếu nhìn ở một góc độ khác, xem xét một cách kỹ càng hơn thì có lẽ trong cái vòng tròn “bảo tồn và phát triển”, dường như chúng ta đang chú trọng quá mức vào câu chuyện bảo tồn mà quên đi yếu tố phát triển.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Tuệ, Chủ tịch Câu lạc bộ phong thủy Thăng Long cho rằng, không nên vội vàng phán xét và phủi phui ý tưởng của doanh nghiệp, bởi bảo tồn không có nghĩa là lo sợ di sản bị hủy hoại nên cứ một mực “cất trong kho” rồi “khóa chặt”.

“Lạt mềm buộc chặt”

Phải nhìn nhận rằng, Việt Nam có một kho tàng di sản văn hóa khổng lồ, là nguồn tài nguyên văn hóa vô cùng giá trị để khai thác nhằm phát triển bền vững du lịch nước nhà trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, du lịch di sản của Việt Nam lại đang tụt hậu so với các nước khác trong khu vực bởi cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch chưa thực sự được đầu tư bài bản. Tâm lý e sợ thiên nhiên, di sản sẽ bị hủy hoại hay cảnh quan bị phá vỡ dường như đã trở thành “kim chỉ nam”, khiến cho nhiều sáng kiến phát triển du lịch vừa mới chào đời đã bị gạt đi ngay sau đó.

Doanh nghiệp Xuân Trường đã đưa ra một đề xuất táo bạo đó là xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức với quy mô khoảng 1.000ha (phía Bắc giáp khu bến đò suối Yến, phía Nam giáp khu du lịch Tam Chúc, phía Tây là dãy núi giáp với tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp sông Đáy tỉnh Hà Nam), tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng. Đề xuất này ngay lập tức đã vấp phải sự phản ứng có phần dữ dội của dư luận.

b

Đề xuất xây dựng khu du lich tâm linh Hương Sơn của doanh nghiệp Xuân Trường.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trọng Tuệ, Chủ tịch Câu lạc bộ phong thủy Thăng Long, việc ngay lập tức phán xét ý tưởng đầu tư của doanh nghiệp là quá vội vàng. Bởi khi doanh nghiệp có những ý tưởng để đầu tư, lẽ ra nên khuyến khích. Vì có khuyến khích những ý tưởng lớn thì mới có thể phát triển được.

“Doanh nghiệp tiên phong đứng lên đầu tư phát triển du lịch là một điều tốt. Cụ thể, khi Xuân Trường đầu tư 15 nghìn tỷ đồng vốn tư nhân để triển khai dự án, góp phần thu hút và nâng lượng khách đến khu vực chùa Hương 6-8 triệu lượt khách/năm là rất tốt, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, đồng thời, nâng cao chất lượng phục vụ.

Khi doanh nghiệp Xuân Trường triển khai dự án ở Tràng An - Bái Đính, cũng đã có nhiều ý kiến lo sợ sẽ ảnh hưởng đến vùng lõi di sản mấy nghìn héc-ta là khu vực đền chùa miếu mạo, đền Vua Đinh - Vua Lê… Nhưng thực tế, họ đã làm rất thành công và hiện đang trở thành điểm du lịch sôi động. Tài sản ấy hiện nay là của quốc gia, của tỉnh Ninh Bình nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của mọi người dân trong nước và quốc tế”.

Ông Nguyễn Trọng Tuệ

Ông Nguyễn Trọng Tuệ, Chủ tịch Câu lạc bộ phong thủy Thăng Long.

Do đó, theo ông Tuệ, chúng ta không thể tạo một lối mòn trong suy nghĩ, hễ nghe thấy doanh nghiệp đề xuất làm dự án, nhất là những dự án có quy mô lớn là cấm đoán hay phản đối, cho rằng người ta sẽ phá vỡ cảnh quan hay thu lợi bất chính: “Về cơ bản, việc xây dựng dự án thì ở đâu cũng có, điều quan trọng nhất là phải có quy hoạch thật rõ ràng và phải tham khảo ý kiến tất cả các bên để làm sao vừa bảo tồn được danh thắng, di sản đó mà vẫn phát triển được mục tiêu dân sinh, kinh tế - xã hội khác.

Doanh nghiệp không thể hiểu biết sâu về văn hóa, cũng không thể hiểu biết sâu về tâm linh. Việc của họ là đưa ra ý tưởng đề xuất. Còn việc quy hoạch kết hợp hài hòa yếu tố bảo tồn và phát triển như thế nào là trách nhiệm của cơ quan quản lý. Trước khi duyệt dự án, phải tham khảo tất cả các ý kiến của mọi bên từ văn hóa đến khảo cổ, phong thủy và thậm chí là cả vấn đề tôn giáo và cộng đồng dân chúng nữa.

Nếu muốn phát triển dự án đó toàn vẹn thì phải xem xét thật kỹ lưỡng những lợi ích cũng như tác động, còn nếu vội vàng gạt đi ngay thì sẽ mất luôn một nguồn lực đầu tư lớn như con số 15.000 tỷ đồng mà doanh nghiệp đề xuất”, ông Tuệ phân tích.

Theo ông Nguyễn Trọng Tuệ, những giá trị tâm linh, giá trị văn hóa của di sản cần thiết phải bảo tồnmột cách bài bản. Nhưng ngược lại, trong quá trình bảo tồn di tích cũng phải nghiên cứu đến sự phát triển. “Nếu cứ bảo tồn theo kiểu cực đoan "cất trong kho rồi khóa chặt lại" thì không thể tạo ra sự bền vững, lâu dài.

Bởi vì giá trị về văn hóa, lịch sử, tâm linh cũng cần phải đc khai thác để nó trưởng thành và phát triển hơn nữa. Những nước khác họ có khu hành hương lớn với những địa danh mà có thể tụ tập đến hàng triệu người thì bản thân họ ắt phải có sự đầu tư phát triển, mở rộng. Ngôi chùa đặt ở trong núi rồi cứ thế trông coi thật kỹ sẽ không thể tạo ra giá trị. Nếu sử dụng cách “lạt mềm buộc chặt”, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trên cơ sở quản lý, quy hoạch tốt thì cộng đồng, xã hội sẽ cùng hưởng lợi.

Không nên tác động đến dòng chảy suối Yến

Một trong những vấn đề mà người dân xã Hương Sơn cũng như dư luận đang lo lắng đó việc nạo vét, mở rộng suối Yến có trong đề xuất của doanh nghiệp Xuân Trường. Bởi việc làm này có thể ảnh hưởng đến long mạch của Chùa Hương.

“Tôi nghĩ dự án của Xuân Trường có thể làm được vì về mặt diện tích, nó không xâm phạm đến vùng lõi của Chùa Hương, chỉ tiếp cận ở vùng bên ngoài Bến Đục. Tuy nhiên, họ có ý tưởng kết nối nhiều đường thủy vào khu vực suối Yến để làm thành lối đi cho khách thay vì là cứ phải đi qua bến Đục, cũng vì mục đích là để khai thác khách du lịch và kết nối với khu Ba Sao. Điều này có thể tác động đến dòng chảy và yếu tố phong thủy, tâm linh”.

Một đoạn suối Yến.

Một đoạn suối Yến.

Theo phân tích của ông Tuệ, suối Yến bắt đầu từ núi Hương Sơn, kéo theo hợp lưu của nhiều suối, đổ về dòng chính, dẫn ra Bến Đục và cuối cùng chảy ra sông Đáy. Trong phong thủy địa lý thì dòng suối Yến là dòng huyết mạch, có tác dụng rất to lớn đến vị trí phong thủy vào động Hương Tích. Bao đời nay, trong tiềm thức của người dân luôn coi đây như một long mạch linh thiêng mang lại phồn thịnh và bình yên.

Bên cạnh đó, thắng cảnh từ Thung Mơ, suối Yến, Bến Đục đã trở thành một chuỗi trong hành trình đến với Chùa Hương. Người dân tại Đục Khuê, bến Yến nhiều đời nay đã sống bằng cái nghề chèo đò dọc và trở thành một nét văn hóa lâu đời. Do đó, người dân quan ngại việc doanh nghiệp phát triển khu du lịch tâm linh bằng việc tác động vào suối Yến sẽ phá vỡ đi nét văn hóa đó.

Do vậy, ông Tuệ cho rằng không nên thay đổi. Thay vào đó, doanh nghiệp chỉ nên làm ở bên ngoài, bởi nhiều con đường khác để kết nối khu vực: “Ví dụ như chỉ mở đến Bến Đục rồi triển khai những cơ sở du lịch thật tốt ở đó. Để khi du khách đến rồi, họvẫn có hành trình như trước,từ Bến Đục đi đò dọc rồi vào Thung Mơ, suối Yến.Việcđục năm đến bảy nhánh ở suối Yến sẽ khiến mất đi ý nghĩa của hành trình đến chùa Hương”.

Lục Bình