19/01/2025 | 02:35 GMT+7, Hà Nội

Chuyên gia tâm lý tiết lộ 8 sai lầm của phụ huynh làm con tự ti, khó thành công trong cuộc sống

Cập nhật lúc: 06/07/2018, 15:00

Thống kê cho thấy phần lớn phụ huynh đều chắc chắn rằng họ nuôi dạy con rất tốt và cho rằng mình có kỹ năng giáo dục tuyệt vời. Tuy nhiên cha mẹ thường mắc những sai lầm dẫn đến những nỗi sợ hãi và thái độ không đúng ở con trẻ thế hệ này đến thế hệ khác.

Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia tâm lý từ khắp thế giới để giúp các bậc phụ huynh tránh khỏi cái bẫu chết người về những quan niệm dạy con sai lầm và tiêu cực.

1. Cho rằng hớt lẻo là xấu

Empty

Các phụ huynh thường bảo con "Đừng hớt lẻo" vì họ tin như vậy là xấu. Tuy nhiên các chuyên gia tâm lý lo ngại khuynh hướng trẻ em hiện nay không dám kể về vấn đề của mình ở trường, về chuyện bị bắt nạt chỉ vì sợ bị coi là kẻ hớt lẻo. 

Thay vào đó, người lớn nên dạy con cách nói chuyện về những tình huống không công bằng, ủng hộ những đứa trẻ dám nói cho cha mẹ, giáo viên vào cuộc giải quyết vấn đề. 

2. Không cho trẻ bộc lộ những cảm xúc tiêu cực

Empty

Phụ huynh không thích nhìn con khóc, tức giận hay ném đồ chơi. Vì vậy đôi khi họ thấy việc quát con "Đừng khóc nữa" dễ dàng hơn là tìm hiểu vấn đề của con.

Đây là cách xử lý tồi tệ nhất với những hành vi xấu của con, vì mọi cảm xúc tiêu cực của con người cần được giải phóng để không nhồi nhét hệ thần kinh. Đây là nền tảng của sức khỏe tinh thần. 

Khả năng bộc lộ cảm xúc tiêu cực là điểm quan trọng ở người lớn, và con bạn cần học ngay từ bây giờ.

3. Muốn con phải được lòng tất cả mọi người 

Empty

Mọi cha mẹ mong con sống hòa bình với mọi người, họ không muốn nghe những lời xúc phạm, cãi vã giữa con cái với bạn bè. Họ có thể sẽ bắt con phải "tốt với tất cả mọi người".

Tôn trọng và giúp đỡ người khác là tốt, nhưng đừng đi quá xa để làm hài lòng người khác. Bởi vì để làm người khác thích mình, bạn thường phải đánh đổi lợi ích, mục đích của cá nhân.

4. Quan niệm học kém lớn lên sẽ không tìm được việc tốt

Empty

Nhiều cha mẹ tin rằng thành công của con ở trường học tỉ lệ thuận với thành công khi trưởng thành. Giáo dục quả thật đóng vai trò quan trọng nhưng nó không phải yếu tố duy nhất để thành công.

Giáo sư Howard Gardner của Đại học Harvard đá phát hiện 7 kiểu thông minh và tin rằng bài kiểm tra IQ chỉ xác định được mức độ logic, và không xác định được những thông minh khác như thông minh cảm nhận không gian, thông minh cử động cơ thể, thông minh âm nhạc,...

Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong thành công khi chúng ta trưởng thành.

5. Luôn muốn cho con đồ đắt tiền nhất, tiên tiến nhất 

Empty

Hãy ngẫm lại những thứ bạn mua cho con có thực sự cần thiết không? Hay bạn chỉ đang cố gắng cho con mình những gì mình thiếu thốn hồi nhỏ? Hoặc bạn đang cố gắng xoa dịu những lỗi lầm về mặt tâm lý.

Tiết kiệm tiền với những món đồ cho con cái không khiến bạn trở thành cha mẹ xấu. Người lại bạn có thể là tấm gương lớn cho con, dạy con không phung phí tiền vào những thứ vô giá trị.

6. Nghĩ rằng cách phạt con tốt nhất là tước đi cái gì đó

Empty

Tước đi một cái gì, quyền lợi gì của đứa trẻ không phải cách trừng phạt hiệu quả. Đây là một trong những sai lầm nguy hiểm nhất: cha mẹ cho mình là thần, trừng phạt con, rồi tha thứ cho con. 

Quy luật trò chơi không bao giờ rõ ràng vì hình phạt thường phụ thuộc vào tâm trạng của cha mẹ.

Tước đi của con một thứ con yêu thích, thời gian chơi với bạn bè sẽ không dạy con được điều gì tốt đẹp. Trái lại trẻ sẽ hiểu rằng ai có quyền lực có thể làm bất cứ điều gì họ muốn.

7. Lúc nào cũng sợ con buồn chán

Empty

"Tôi không muốn con buồn chán", đó là cách nghĩ của nhiều cha mẹ khi cho con tham gia các lớp ngoại khóa, mua đồ chơi trí tuệ cho con. Họ muốn chắc rằng con không có một phút nào buồn chán.

Những cha mẹ này đang sai lầm vì họ cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của mình là để cho con luôn được giải trí.

Tuy nhiên các chuyên gia tâm lý cho rằng trẻ con sẽ không thể học được cách ở một mình nếu cha mẹ không cho chúng cơ hội.

8. Bắt con nhường đồ chơi

Empty

Nhiều cha mẹ tin rằng con cần được dạy cách sẻ chia, nhường nhịn. Đó là sai lầm. Trẻ em bị bắt ép phải nhường nhịn thứ gì đó sẽ không thực sự muốn sẻ chia. Ngược lại, chúng trở nên keo kiệt, tằn tiện hơn.

Hãy đặt bạn vào hoàn cảnh đó. Bạn có muốn chia sẻ tài sản cá nhân cho một người bạn không quen thân không? Bạn có thể cởi chiếc áo yêu thích chỉ vì hàng xóm thích không? Có lẽ là không.