19/01/2025 | 13:40 GMT+7, Hà Nội

Chung cư "lỗi" thiết kế, nguy hiểm rình rập trẻ nhỏ

Cập nhật lúc: 02/08/2017, 19:00

Mới đây, vụ việc bé trai 6 tuổi ở Hà Nội tử vong khi rơi từ ban công chung cư lại làm dấy lên nỗi lo về thiếu an toàn của ban công. Trong khi đó, hầu hết của các tòa nhà hiện nay được thiết kế thấp hoặc được làm bằng ô kính kéo không có vật che chắn, đây chính là nguy cơ tiềm ẩn rình rập trẻ nhỏ.

Lan can thiếu an toàn

Vào cuối tháng 5 vừa qua, tại chung cư New Skyline Văn Quán (Hà Nội), một bé trai 5 tuổi đã rơi từ tầng 17 xuống mái tầng 2 tử vong. Thời điểm xảy ra tai nạn, cháu bé ở nhà cùng người thân, nhưng do người thân không để ý, bé trai đã leo qua lan can rơi xuống đất. Trước đó, nhiều khu chung cư ở quận Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Cầu Giấy, Hoàng Mai cũng xảy ra tình trang tương tự.

Một phần nguyên nhân chính hầu hết các các căn hộ chung cư của tòa nhà cao tầng trong khu đô thị đều chỉ lắp kính ở các cửa sổ mà “quên” đi các rào chắn song sắt để đảm bảo thêm độ an toàn. Đây chính là kẽ hở khiến trẻ em mải nhìn ngó bên ngoài mà không biết ở những nơi đó thiếu an toàn.

Cửa sổ thiết kế các thanh sắt theo kiểu song ngang... trẻ em tò mò trèo chơi cũng rất nguy hiểm (Nguồn: IT)

Cửa sổ thiết kế các thanh sắt theo kiểu song ngang... trẻ em tò mò trèo chơi cũng rất nguy hiểm (Nguồn: IT)

Đặc biệt, tại khu đô thị Linh Đàm, nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do các lan can vẫn đang còn thiếu an toàn. Phần lớn lan can và cửa sổ trên tầng cao của các tòa nhà chung cư được thiết kế “mỗi nơi một kiểu”. Có chung cư thiết kế cửa kéo, lõi sắt vỏ nhựa; có chung cư thiết kế theo kiểu mở 45 độ hoặc cũng có khu đều được thiết kế theo dạng bản lề chữ T, mở bung tối đa khoảng 45 độ. Trong đó có nhiều cửa chung cư không thiết kế song chắn…

Anh Nguyễn Văn Ngọc, một cư dân ở chung cư Linh Đàm cho biết: “Các cửa sổ của căn hộ đều chỉ lắp cửa kính và theo quy định của ban quản lý thì không được làm thay đổi cấu trúc hiện trạng ban đầu của căn hộ. Bởi vậy, để đề phòng tai nạn cho hai đứa con còn nhỏ trong gia đình, sau khi mua một căn hộ ở tầng 12, vợ chồng anh đã thuê thợ làm thêm hàng rào sắt để đảm bảo an toàn hơn”. Tương tự gia đình anh Ngọc, nhiều gia đình trong tòa nhà đã phải gia cố thêm thanh chắn bằng sắt tại cửa sổ và thêm dây dù hoặc bạt che để đảm bảo an toàn cho con nhỏ trong nhà.

Khu đô thị Linh Đàm là nơi từng xảy ra vụ tai nạn thương tâm.

Khu đô thị Linh Đàm là nơi từng xảy ra vụ tai nạn thương tâm.

Nhiều tòa nhà ở khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính lan can của ban công cũng chỉ được bảo vệ bằng hàng sắt khá thưa, khoảng cách giữa 2 thanh sắt trung bình 15cm - 20cm. Không nhữngvậy, hệ thống cửa sổ ở đây chỉ gắn kính trắng mà không có lưới sắt hoặc song chắn bảo vệ.

Chị Nguyễn Thị An tại tòaN1AB khu Trung Hòa chia sẻ rằng lan can tòa căn hộ nhà chị cao chưa đầy 1 mét. Khoảng 50cm ở dưới được xây kín bằng ximăng, phía trên còn lại được lắp bằng các thanh sắt nhỏ. Nhà chị có ba cháu nhỏ rất hiếu động. Mỗi khi chúng chạy nhảy vui đùa là người nhà phải thay phiên nhau nhìn chúng. Nhà chị từng có ý định lắp cánh cửa ngăn phòng với lan can để khóa lại không cho trẻ ra ngoài. Tuy nhiên do là nhà đi thuê, không được thay đổi bên trong nên khi nhận bàn giao căn hộ, gia đình chị phải bỏ tiền túi lắp thêm hệ thống bảo vệ bằng lưới ở ban công.

Nhiều người dân chung cư đã tự thiết kế lại lan can, gắn thêm nhiều tấm lưới sắt để bảo vệ con em mình.

Nhiều người dân chung cư đã tự thiết kế lại lan can, gắn thêm nhiều tấm lưới sắt để bảo vệ con em mình.

Ai gánh trách nhiệm?

Sự chủ quan của người lớn có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới các trường hợp đáng tiếc. Đặc biệt, đang thời điểm mùa hè, trẻ ở nhà nhiều hơn, nếu người lớn không chú ý thì rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, người lớn có phải chịu hoàn toàn trách nhiệm hay chủ đầu tư, kĩ sư thiết kế xây dựng cũng phải gánh trách nhiệm này.

Sống tại tòa HH3 Linh Đàm có hơn 4 năm nay và từng chứng kiến cháu bé rơi từ lan can xuống chị Nguyễn Thị Hạnh đến giờ vẫn không khỏi lo lắng. Chị cho hay, lúc mua chung cư, chị khôngbiết lan can bên ngoài lại thấp, cửa sổ lại không có thanh chắn. Đến khi về sống gia đình đã quây lưới làm chấn song để an toàn vì trẻ nhỏ không hiểu thế nào là nguy hiểm. Chị cho rằng trách nhiệm này là do người thiết kế không tính toán độ rủi ro của ban công, nhất là những căn hộ đang "trên trời".

GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, có nguyên nhân dẫn đến tình trạng không đảm bảo an toàn ở các chung cư cao tầng. Thứ nhất, do chủ đầu tư xây dựng và người mua nhà chưa quen với văn hóa chung cư cao tầng. Hiện nay, người mua căn hộ chung cư đa số đều là gia đình có con nhỏ thì chủ đầu tư phải đưa ra giải pháp thiết kế nhằm đảm bảo an toàn cho các cháu. Thứ hai, chủ nhà cũng chưa quen với văn hóa chung cư nên cũng không nghĩ đến trường hợp trẻ con có thể leo trèo nghịch ngợm ở ban công, cửa sổ.

Ông Võ cho hay: “Khi bàn giao căn hộ, phải có mặt đầy đủ đại diện các cơ quan quản lý, xem căn hộ đó đã đảm bảo an toàn hay chưa, nếu chưa thì phải tìm cách giải quyết, thiết kế lại, tránh đến khi xảy ra tan nạn rồi hai bên lại đổ lỗi cho nhau".