19/01/2025 | 07:23 GMT+7, Hà Nội

Chính sách thích ứng khí hậu đang bức thiết hơn bao giờ hết

Cập nhật lúc: 22/06/2020, 15:40

Trong khi vấn đề biến đổi khí hậu chưa được các quốc gia cùng nhau giải quyết một cách quyết liệt, từng quốc gia cần có cho mình những chính sách để thích ứng khí hậu. Điều này bức thiết hơn bao giờ hết vì nó sẽ giúp giả

Trong khi vấn đề biến đổi khí hậu chưa được các quốc gia cùng nhau giải quyết một cách quyết liệt, từng quốc gia cần có cho mình những chính sách để thích ứng khí hậu. Điều này bức thiết hơn bao giờ hết vì nó sẽ giúp giảm tối đa thiệt hại nếu thiên tai bất ngờ ập đến.

Thích ứng sớm, giảm thiệt hại vì biến đổi khí hậu

Vào ngày 16/5, hình ảnh một cụm mây xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ đã được ghi lại, cảnh báo một thảm họa sắp ập tới. Bốn ngày sau đó Siêu bão Amphan đổ bộ vào đất liền, là cơn bão mạnh nhất trong khu vực trong vòng 20 năm.

Gió giật đến 185 km/giờ đã tấn công vào bờ biển Ấn Độ phía Tây Bengal, là nơi trực tiếp chịu thiệt hại. Những đợt sóng khổng lồ đã quét qua khu vực bờ biển Ấn Độ và Băng-la-đét. Cây bị bật gốc, đường phố ngập nước thành sông, hàng chục ngàn người mất nhà. Tuy nhiên số người chết lại khá thấp.

Vào ngày 27/5 tại Ấn Độ ghi có khoảng 100 người chết, mặc dù mặc dù con số này có thể tăng khi dịch vụ khẩn cấp đến được những khu vực xa xôi hơn. Ở Băng-la-đét chỉ có hơn 20 người chết.

Số người chết do bão tại Băng-la-đét đã giảm trong vài thập kỷ trở lại đây. Những cơn bão vẫn không kém dữ dội, và mực nước biển ngày càng tăng, cùng với khu vực bờ biển phẳng lì của quốc gia này cũng như dân số ngày càng tăng đã đặt người dân vào tình cảnh nguy hiểm. Tuy nhiên Băng-la-đét đã phát triển một kế hoạch thích ứng nhiều tầng để đối phó với những thảm họa này.

Siêu bão Amphan đổ bộ vào đất liền. Ảnh: AP

Hiện nay họ đã có hệ thống cảnh báo sớm giúp người dân có thêm một vài phút quý giá để sơ tán đến những nơi trú bão vững chãi, và những bờ đê biển để bảo vệ bờ biển.

Vào năm 2019, bão Fani, mặc dù không phải một cơn bão lớn như bão Amphan, nhưng khi đạt đỉnh nó được xếp loại là bão cấp độ 4. Cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, số người chết vì bão ở mức hàng ngàn cho đến hàng trăm ngàn người.

Thành công của Băng-la-đét cho thấy cách thích ứng nào với nguy cơ thời tiết là khả thi.

Đầu những năm 2000, các nhà hoạch định chính sách nhận ra rằng các nỗ lực toàn cầu để cắt lượng khí thải sẽ không bao giờ là đủ để bảo vệ đất nước của họ khỏi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Đất nước này có bờ biển thấp và nằm đầu Vịnh Bengal, một nơi hay hình thành bão có nghĩa rằng ngay cả khi không có biến đổi khí hậu vẫn sẽ có lợi khi có những biện pháp phòng chống bão.

Bắt đầu từ năm 2005, họ bắt đầu xây dựng các các chương trình để giúp người dân thích ứng cuộc sống với khí hậu nóng hơn và thất thường hơn, bao gồm các biện pháp phòng chống bão, những nơi tránh trú bão, các giống lúa mới và các nông trại nổi.

Tuy nhiên trên thế giới hiếm có những thành tựu như thế. Trước đây khi các quốc gia bắt đầu có những hành động chính trị về biến đổi khí hậu, sự thích ứng bị coi là không mấy liên quan đến cắt giảm khí nhà kính và bị sao nhãng đi.

Trong cuốn sách đầu tiên của Al Gore về chủ đề này mang tên “ Trái Đất cân bằng” (1992) (ông trở thành phó tổng thống Mỹ vào năm sau đó) ông đã mô tả điều này là “một sự lười biếng”.

Vào 2010, khi những nỗ lực để đồng nhất về giảm khí thải bị trì hoãn bởi sự thất bại của hội nghị thượng đỉnh Copenhagen, và với lượng khí thải tăng rất nhanh khi thế giới khủng hoảng tài chính 2007-2009, sự thích ứng bắt đầu chiếm vị trí đúng đắn vốn có là một chủ đề cần được thế giới quan tâm.

Những nước tham gia Hiệp định Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc đã cam kết tuân thủ theo một khuôn khổ thích ứng khí hậu toàn cầu và thành lập Quỹ Khí hậu Xanh với mục đích gây quỹ 100 tỷ USD mỗi năm cho đến 2020 và giúp đỡ các quốc gia đang phát triển cắt giảm khí thải và xây dựng các kế hoạch thích ứng.

Một thập kỷ sau, sự thích ứng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng xấp xỉ 1 độ so với thế kỉ 19, gây ra những kiểu thời tiết thất thường và cực đoan hơn.

Một nỗ lực đặc biệt, bền vững chưa từng thấy được phối hợp giữa các nền kinh tế lớn của thế giới có thể thấy ít nhất gấp 2 lần những gì đến nay chúng ta thấy: dưới 2 độ C như những gì thỏa thuận Paris đã đạt được vào 2015.

Nhưng ngay cả những nỗ lực đáng ca ngợi như vậy vẫn sẽ để lại rất nhiều thay đổi cần phải thích ứng. Và những xu hướng hiện nay cho thấy có thể lên tới hơn 3 độ C.

Đối mặt với những dự báo này, nhu cầu cần phải thích ứng các xã hội và các nền kinh tế trở nên vững chắc hơn trước khí hậu nóng lên.

Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng dần nếu không có hành động quyết liệt từ các chính phủ. Chấm đỏ thể hiện các khu vực sẽ nóng lên 2-3 độ trong tương lai ngắn. Ảnh: Economist

Uỷ ban Quốc tế về Thích ứng Khí hậu, một tổ chức phi chính phủ, ước tính rằng, nếu không làm gì để chuẩn bị cho biến đổi khí hậu, lượng thu hoạch nông sản toàn cầu sẽ giảm ở mức ít là 5 % và nhiều nhất là 30% đến 2050, theo các giả định.

Có khoảng 5 tỷ người có thể chịu thiếu nước ít nhất 1 tháng mỗi năm. Hàng trăm triệu người có thể phải rời bỏ nhà cửa ở các thành phố ven biển.

Thích ứng không chỉ là vấn đề đối với các quốc gia nghèo. Thiệt hại gây ra bởi Bão Sandy vào năm 2012 cho thấy rằng những sự kiện cực đoan có thể khiến một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới phải gục ngã. Thiệt hại lên đến 19 tỉ USD. Những thiệt hại này thúc đẩy một kế hoạch thích ứng trị giá 19.5 tỷ USD.

Các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu nhìn nhận sự mong manh của họ trước biến đổi khí hậu, một phần vì những áp lực đến từ những nhà đầu tư vừa là người hoạt động khí hậu. Một số đang dần thích nghi.

Mylan, một công ty dược đã củng cố những tòa nhà ở khu vực hay có bão Puerto Rico; Microsoft đã xây dựng nhiều hệ thống điện toán đám mây phòng trường hợp các máy chủ bị sập vì thời tiết cực đoan.

Những cá nhân ở một số nơi đang chi tiền để đảm bảo tiện ích trong tương lai và kế sinh nhai. Sự thật là các cá nhân có thể tự thích ứng để giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên nó cũng có những vấn đề riêng.

Nếu những người giàu có thể tự thích ứng, áp lực hỗ trợ lên nhà nước có thể giảm. Tại một số quốc gia đã phát triển, sự thích ứng đã cứu sống con người.

Ước lượng có 15.000 người chết ở Pháp vào 2003 là kết quả của thời tiết nóng như thiêu đốt vào tháng 8. Nhưng đợt nóng vào 2019 được ước tính số người chết chết chỉ còn 1/3, 1500 người.

Tình hình cải thiện là nhờ vào nhận thức cao hơn về mối nguy hại, chính sách công và đầu tư tư nhân. Mục tiêu hiện tại là hỗ trợ và dành chăm sóc y tế cho những người dễ bị tổn thương nhất.

Giờ mở cửa tại các hồ bơi được tăng thêm. Chính quyền đặt điều hòa tại một số tòa nhà công cộng. Nhiều cá nhân cũng tự lắp đặt.

Những thành quả tại Pháp và Băng-la-đét đều được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của nhóm dân số cụ thể đang đối mặt với những nguy cơ cụ thể, và đây là sự thích ứng.

Điều cần phải làm để cắt giảm khí thải khá giống nhau, việc gây dựng sự vững chắc bằng cách thích ứng phụ thuộc vào các chính sách được xây dựng phù hợp với nhu cầu và năng lực từng địa phương.

Các cộng đồng Sub-Saharan đứng trước nguy cơ chịu nhiều trận hán khắc nghiệt hơn đe dọa nguồn thức ăn, họ không cần áp dụng những biện pháp giống như ở miền duyên hải Florida, nơi đất đai bên dưới nhà cửa con người đang xói mòn.

Khu vực nghèo chịu ảnh hưởng, quốc gia giàu phớt lờ

Tất cả đều có cái giá của nó. Những con số ước lượng khác nhau rất nhiều vì chúng dựa trên rất nhiều giả định. Vào năm 2016, Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc cho rằng việc thích ứng sẽ tốn từ 140 tỷ đến 300 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2030. Rất nhiều người cho rằng số tiền này là quá nhiều so với những lợi ích nó mang lại.

Theo Ủy ban Quốc tế về Thích ứng, các khoản đầu tư có tổng trị giá 1.8 ngàn tỷ USD trên toàn cầu từ năm 2020 đến 2030 có thể sinh ra 7.1 nghìn tỷ USD lợi nhuận ròng. Vấn đề là những dòng chảy vốn đầu tư cá nhân và tiền từ cả các chính phủ và các nhà tài trợ phát triển nước ngoài vẫn thiếu.

Các nước cần nỗ lực chung tay cứu thế giới khỏi biến đổi khí hâuj. Ảnh: Pablo Delcan/Economist

Việc kế toán trở nên khó khăn vì sự chồng chéo giữa tiền quỹ dành cho việc thích ứng và dòng chảy tài chính phát triển. Tuy nhiên Sáng kiến Chính sách Khí hậu ước tính rằng vào 2017-2018 một số tiền nhỏ là 30 tỷ USD, chủ yếu đến từ các quỹ công đã được đầu tư trên quy mô thế giới, so với 537 tỷ đô la Mỹ cho việc giảm thiểu tác hại khí hậu.

Một hạn chế đối với việc thích ứng là khả năng chi trả cho nó. Có những thứ ngay cả những chương trình thích ứng được tài trợ tốt nhất cũng không thể ngăn chặn được : đó là những hậu quả của biến đổi khí hậu mà chúng ta phải hoàn toàn tránh.

Ở Băng- la-đét lúa là vụ mùa chính. Mực nước biển tăng đang khiến những cánh đồng nhiễm mặn. Trước tình hình đó, các nhà khoa học nông nghiệp đã phát triển các giống lúa chịu mặn, với mỗi vụ mới có thể trồng trong đất mặn hơn.

Tuy nhiên ngay cả họ thừa nhận rằng nó có mặt hạn chế. Hy vọng những tiến bộ khoa học nông nghiệp sẽ tạo ra loại lúa có thể trồng trên biển là điên khùng.

Đối với người dân ở ngôi làng nhỏ Newtok tại Alaska, những hạn chế trong việc thích ứng là có thể thấy được. Trong suốt những thập kỷ qua, mùa hè ngày càng nóng hơn đã làm lớp băng vĩnh cửu dưới chân họ tan ra.

Vào tháng 10 năm ngoái họ bắt đầu quá trình tái định cư cần nhiều thời gian và công sức. “Rút lui có kiểm soát“ là một hình thức cực đoan của việc thích ứng với khí hậu, và sẽ trở thành thực tế đối với hàng triệu người nếu nhiệt độ không ngừng tăng.

Đầu tháng này một nghiên cứu tìm ra rằng các khu vực thuộc vùng nhiệt đới (nằm giữa Hạ Chí Tuyến và Đông Chí Tuyến ) có thể trở nên quá nóng để duy trì sự sống con người nếu Trái Đất nóng lên 2 độ.

Rất lâu trước khi thế giới đến tình cảnh đó, các cộng đồng, đặc biệt là ở những khu vực nghèo hơn sẽ phải hứng chịu thiệt hại khủng khiếp. Nhiều nơi đã phải hứng chịu rồi. Ai sẽ chi trả cho những mất mát và thiệt hại lại là một vấn đề của những buổi tọa đàm về khí hậu của Liên Hợp Quốc.

Lời kêu cứu với các quỹ quốc tế từ những quốc gia dễ bị tổn thương hơn để giúp họ chi trả chi phí hoàn toàn bị phớt lờ. Các chính phủ từ các quốc gia giàu có không muốn có chút liên quan nào tới trách nhiệm pháp lý.

Trong mắt một số người, những nước giàu không chỉ là những bên phải chịu trách nhiệm. Vào tháng 12, Ủy ban Nhân quyền của Philippin đã tuyên bố rằng những sự kiện gây ra những cơn bão khủng khiếp như Bão Haiyan giết hàng ngàn người vào năm 2013 là do những công ty nhiên liệu hóa thạch và các tập đoàn khác. Ủy ban cho rằng những công ty này có thể bị buộc tội