Chai nhựa bỏ đi trở thành… “gạch” xây nhà?
Cập nhật lúc: 11/01/2018, 11:34
Cập nhật lúc: 11/01/2018, 11:34
Thế giới đang phải đứng trước những vấn đề lớn, trong đó có nhu cầu bức thiết của việc xử lý chai nhựa để không gây ô nhiễm môi trường và cứu trợ hàng triệu người tị nạn trên khắp thế giới, ở những nơi thiếu thốn nguồn tài nguyên cơ bản để xây nên mái ấm mới cho họ.
Do đó, một kiến trúc sư sống ở trại tị nạn Tindouf, Algeria, Tateh Lehbib Breica đã nảy ra ý tưởng kết hợp giải quyết cả 2 vấn đề trên bằng cách sử dụng các chai nhựa bỏ đi làm “gạch” xây nhà theo đúng nghĩa đen.
Thông thường những người tị nạn sẽ sống trong các căn nhà làm từ bùn. Tuy nhiên, loại vật liệu này lại không có khả năng chống chịu được các ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết như mưa to, gió lớn. Vì vậy, Brecica đã thêm các chai nhựa bỏ đi vào thành phần vật liệu xây dựng cho mỗi căn nhà bùn.
Theo đó, anh đổ đầy cát vào trong các chai nhựa và sử dụng chúng như những viên gạch xây nhà. Những viên “gạch chai” này được xếp chồng lên nhau, tạo thành kết cấu hình trụ tròn. Các khoảng trống giữa các viên gạch đặc biệt này được lấp đầy bằng xi măng trộn đá vôi.
Mỗi căn nhà sử dụng gần 6 nghìn chai nhựa từ khu vực trại tị nạn và các khu tập kết rác địa phương. Với phương pháp và vật liệu xây dựng như vậy, kết cấu của ngôi nhà sẽ bền chắc, có khả năng chống chịu được khí hậu khắc nghiệt của sa mạc. Mặc khác, thiết kế trụ tròn còn giữ mát cho ngôi nhà và ngăn ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào bên trong.
Căn nhà “gạch chai” đầu tiên Brecia xây dựng là nhà của bà anh, sau đó anh xây thêm những căn nhà tương tự cho người dân trong cùng khu vực vài năm trước. Hiện nay, anh đã nhận được tài trợ của Ủy ban Tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) để “nhân rộng” số lượng nhà “gạch chai”. Với tài trợ của UNHCR, 25 ngôi nhà mới đã được xây cho những người tị nạn tại 5 khu trại gần đó.
Ngoài lợi ích thiết thực của việc xây dựng một công trình bền vững cho những người tị nạn, xây nhà bằng "gạch chai"cũng tạo ra cả việc làm cho nhiều người ở khu tị nạn. “Công việc cần 4 người nhặt chai, 4 người khác lấp đầy chúng và 4 thợ nề đặt chúng vào vị trí của bức tường”, Brecia cho biết. Ngoài ra, công việc tài xế để vận chuyển cát và chai nhựa cũng cần có người làm. Như vậy, từ một sáng kiến tưởng như không tưởng lại giải quyết tới 3 vấn đề: môi trường, nơi ở của người tị nạn và công việc.
22:00, 10/01/2018
11:38, 10/01/2018
04:47, 08/01/2018
23:36, 04/01/2018
02:10, 04/01/2018