19/01/2025 | 10:38 GMT+7, Hà Nội

Cảnh báo tác hại của ô nhiễm không khí

Cập nhật lúc: 26/09/2019, 14:55

Thời gian gần đây, việc hệ thống ứng dụng quan trắc không khí AirVisual (Mỹ) liên tục cảnh báo không khí tại Hà Nội trên mức báo động sẽ gây ra rất nhiều tác hại về sức khỏe cho con người...

Theo bảng xếp hạng AQI của Việt Nam, chỉ số AQI lên ngưỡng trên 200, chất lượng không khí thuộc ngưỡng xấu - rất có hại cho sức khỏe, nhóm nhạy cảm, người già, trẻ nhỏ cần hạn chế ra ngoài.

Ứng dụng quan trắc không khí Airvisual, hệ thống quan trắc không khí tự động ghi nhận Hà Nội là thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới, vượt qua Bangkok (Thái Lan) và Bắc Kinh (Trung Quốc) với chỉ số chất lượng không khí (AQI) lên ngưỡng 213. (Theo tuổi trẻ)

Theo vtc, nguyên nhân gây ra ô nhiễm theo sự phân tích của các chuyên gia thì tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, không khí ô nhiễm bắt nguồn từ chất thải các phương tiện tham gia giao thông như xe máy, xe bus và ô tô và các loại máy móc chạy bằng dầu ở các khu công nghiệp, công trình xây dựng.

Bên cạnh đó, theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ - làm việc tại khoa Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, mặc dù các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ít hơn Hà Nội, nhưng do đặc thù thời tiết và nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thực trạng ô nhiễm chung.

Hà Nội đang ô nhiễm nghiêm trọng (Theo Tienphong.vn)

Vị giáo sư này phân tích, nếu thời tiết thuận lợi thì lượng khí thải cũng dễ được phát tán và bay đi nhanh hơn, trả lại bầu không khí bình thường. Ngược lại, nếu thời tiết xấu, khí thải lơ lửng không thoát đi được dẫn đến chỉ số AQI luôn ở mức cao.

Một nguyên nhân khác, theo giáo sư Cơ, miền Bắc đang vào mùa lá khô, khắp nơi rơm rạ, rác thải đều gom và đốt cùng nhau khiến lượng khí thải ra môi trường lớn hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân khiến chỉ số chất lượng không khí AQI đo được ở các khu vực trên cao đột biến.

Báo cáo môi trường quốc gia về môi trường không khí cho biết, việc đốt rơm rạ ngoài trời là quá trình đốt không kiểm soát, trong đó sản phẩm chủ yếu là các chất khí bụi, CO2, CO, NOx. Khi rơm rạ cháy không hết có thể tạo ra Aldehyde và bụi mịn là những chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Đặc biệt, tại nước ta, đốt rơm rạ theo mùa còn gây ra hiện tượng sương mù quang hóa. Đây là dạng ô nhiễm đặc biệt do sự tương tác giữa các bức xạ cực tím của mặt trời và khí thải ô tô, xe máy, khói bụi… Điều này trực tiếp làm tăng nguy cơ hiệu ứng nhà kính, khiến Trái đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu.

Các chuyên gia môi trường khuyến cáo, người dân cần hạn chế ra ngoài vào thời gian ô nhiễm, và nên hạn chế hoặc không tập thể dục buổi sáng. Theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất vào đêm, sáng sớm và chiều tối. Chính vì thế, người dân hạn chế đi tập thể dục buổi sáng bởi quá trình tập thể dục, việc thở gấp sẽ khiến lượng bụi vào cơ thể nhiều hơn. (Theo VTV.vn)