Làng Vân Hội, xã Thường Tín, Hà Nội một nơi được mệnh danh "thủ phủ vàng mã" có quy mô lớn nhất nhì khu vực miền bắc. Cứ đến dịp tháng 7, làng này lại nhộn nhịp người ra kẻ vào bởi các khách hàng từ khắp nơi đổ về sắm các vật phẩm để gửi xuống "cõi âm".
Các mặt hàng vàng mã của làng đa dạng, phong phú từ những "ông voi, ông ngựa" cỡ lớn đến những sản phẩm cho "người âm" như quần áo, váy vóc, nhà cừa, xe cộ.
Dưới đây là một số hình ảnh đã ghi nhận được tại "thủ phủ vàng mã" này:
7h sáng tại đầu làng Vân Hội, chiếc xe tải này đã chuẩn bị lăn bánh để tiễn các "ông hoàng bà chúa", thuyền thoi, ngựa mã về Bảo Hà, Lào Cai phục vụ lễ tế tháng 7.
Ngay từ sáng sớm, khắp các ngõ xóm của làng đã tràn ngập các "ông ngựa" cỡ lớn được đem ra phơi nắng để chuẩn bị cho công đoạn dán, trang trí cuối cùng
Mặt hàng chạy nhất dịp tháng 7 là quần áo, mũ nón và các vật dụng khác như ấm, chén, phích. Mọi người đến tìm mua vì mã tại làng Vân Hội làm giống y như thật, nổi tiếng khắp các tỉnh thành từ nhiều năm nay.
Ông Nguyễn Văn Toàn (chủ một cơ sở sản xuất vàng mã) cho biết: : "Để phục vụ nhu cầu của mọi người, các sản phẩm vàng mã của làng luôn được cải tiến để làm sao cho giống thật nhất và đẹp nhất."
Các khách hàng tỉnh xa thường đặt theo tòa tùy thuộc vào tính chất buổi lễ. Trong hình là một toàn mã "Quan lớn, Chầu bà" có giá vài triệu đồng.
Loại mã hình nhân thế mạng là thứ không thể thiếu trong các dịp cúng lễ tháng 7
Không chỉ cầu kỳ, công phu, các sản phẩm vàng mã tại đây đều đa dạng, phong phú, đẹp mắt. Từ những "ông voi, ông ngựa" cỡ lớn đến những chiếc làn, chiếc nón để đốt cho người "cõi âm".
Cứ đến tháng 7 hàng năm, người dân trong làng huy động hết bà con họ hàng đến tập trung làm mã để kịp các đơn đặt hàng.
Chị Mai (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết chị xuống tận đây mua mã vì nổi tiếng là đẹp và rẻ hơn các nơi khác. Tháng 7 nhà chị làm lễ cúng phả độ gia tiên nên chị xuống đây mua mã về để
Trong một xưởng sản xuất tại làng Vân Hội, chủ cơ sở cho biết phải huy động thêm 2 gia đình nhà em sang giúp để kịp đơn hàng của một khách Hà Nội vào ngày mùng 10 tới.
Đại lý nhà chị Hà cũng phải mở cửa sớm và đóng cửa muộn hơn thường lệ vì khách xa hay tìm về mua mã.
Chú Chiến cho biết: "Những ngày tháng 7, nhà chú phải làm đến 1,2h sáng vì lượng đặt hàng nhiều, làm vậy mới kịp".
Chị Ngọc ở Hai Bà Trưng tranh thủ giờ tan ca về đây một số vàng mã vì để phục vụ cho buổi lễ vào tháng 7 tới. Tất cả các loại vàng mã gồm: mũ áo, quần, nhà cửa...hết gần 3 triệu đồng với mong muốn sẽ gửi xuống dưới âm để các cụ phù hộ.
Nghề làm vàng mã đã làm thay đổi bộ mặt dân của làng vài năm trở lại đây. Nhiều gia đình phất lên nhờ buôn bán và sản xuất đồ mã cúng lễ. Tuy nhiên, mặt khác việc phong trào đốt vàng mã ngày càng phát triển lại đang dẫn đến những hệ lụy về văn hóa và đời sống trong xã hội.