22/11/2024 | 09:06 GMT+7, Hà Nội

Nguồn gốc tháng cô hồn, tại sao tháng 7 được gọi là tháng cô hồn?

Cập nhật lúc: 28/08/2020, 09:52

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 là tháng cô hồn, ngày ma quỷ được tự do về dương thế khiến cho tháng này nặng âm khí.

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là khoảng thời gian mà linh hồn người chết cùng với quỷ đói được ''thả cửa'' trở về dương gian.

Bên cạnh những việc nên làm trong tháng 7 âm lịch, thì cần chú ý đến 18 điều cấm kỵ trong tháng cô hồn, bởi theo dân gian ''có thờ có thiêng có kiêng có lành'', nếu không kiêng kỵ thì gia đình dễ gặp xui xẻo, bị ''ma trêu quỷ hờn'' thậm chí rước vong vào nhà lúc nào không hay.

 Tại sao tháng 7 được gọi là tháng cô hồn?

1. Nguồn gốc của tháng cô hồn

Theo Đạo giáo, tục cúng cô hồn xuất phát từ cổ tích Trung hoa. Mỗi năm đến dịp tháng 7 âm lịch, vào ngày đầu tháng (2/7) Diêm Vương mở cửa địa ngục để quỷ đói trở lại cõi trần gian, và đến Rằm tháng 7 phải trở lại vì lúc này Quỷ Môn Quan sẽ đóng.

Cũng theo quan niệm dân gian, khoảng thời gian này trên dương thế cô hồn xuất hiện khắp nơi vì vậy cần phải cúng cháo, gạo, đồ ăn để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường.

Theo tín ngưỡng của người Việt, đây cũng là hành động tâm linh ý nghĩa để giúp đỡ những linh hồn đói khổ đã khuất. Thông thường người Việt mình thường cúng cô hồn vào Rằm tháng 7 trùng với lễ Vu lan của phật giáo.

Vì sao tháng 7 được gọi là tháng cô hồn?

1. Theo quan niệm dân gian

Từ xa xưa, người Việt quan niệm con người có hai phần đó là phần hồn và phần xác. Tùy theo lúc còn sống và những việc mà người đó làm dẫn đến khi mất đi, phần hồn sẽ tách khỏi phần xác mà được đầu thai thành kiếp khác hay xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường.

Tháng 7 là lúc Diêm Vương thả cửa cho ma quỷ túa ra tứ phương nên theo đó mà cứ đến tháng này, người Việt lại có những nghi lễ xua đuổi ma quỷ.

Trong đó, quan trọng nhất là việc cúng cô hồn. Lễ cúng này không chỉ để khói bị ma quỷ quậy phá mà còn để làm phúc, giúp những cô hồn có một ngày được no nê, đỡ tủi phận.

2. Theo quan niệm Đạo giáo

Quan niệm dân gian xưa của người Việt là vậy, còn dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa.

Theo truyền thuyết dân gian truyền lại, từ ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan và đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Từ đó, vào tháng 7 âm lịch người ta quan niệm trên dương thế có nhiều quỷ đói quấy rối nên phải cúng cháo, gạo và muối cho chúng để tránh xui xẻo mang đến bình an cho cả gia đình.

Bạn có thể tìm hiểu thêm nguồn gốc của quỷ đói trong tháng cô hồn: Tìm hiểu về ngạ quỷ - quỷ đói trong tháng cô hồn.

3. Theo quan niệm Phật giáo

Theo Phật giáo thì tháng cô hồn này bắt nguồn từ một câu chuyện. Tương truyền, một đại đệ tử của Phật là đức A Nan Đà một buổi tối đang ngồi trong tịnh thấy thì thấy một con ngạ quỷ (quỷ đói) người gầy quắt, cổ dài, miệng nhả ra lửa bước vào, nói rằng 3 ngày nữa A Nan Đà sẽ chết và cũng trở thành quỷ miệng lửa (diệm khẩu) như nó.

Quỷ nói: “Nếu muốn tránh thì ông phải bố thí cho lũ ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc đồ ăn, và cúng dường Tam bảo giúp chúng tôi, để chúng tôi được tái sinh vào cõi trên, thì ông cũng được tăng thọ”.

Nghe vậy, Tôn giả A Nan Đà mang chuyện này nói với đức Phật. Phật bèn làm một bài chú đem tụng trong lễ cũng tam bảo để cầu siêu thoát cho quỷ đói miệng lửa.

Từ đó, lễ cúng được duy trì đến ngày nay, dân gian hiểu rộng ra là lễ cúng và cầu phúc cho vong nhân nói chung. Lâu dần thành xá tội vong nhân – thể hiện lòng kính trọng, vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, dù trước kia họ có làm chuyện sai trái cũng được tha thứ, mở lòng từ bi…