18/01/2025 | 17:45 GMT+7, Hà Nội

Cách tính kinh phí cho một chuyến Du lịch hoàn hảo siêu tiết kiệm

Cập nhật lúc: 09/06/2018, 07:16

Với người có kinh nghiệm du lịch, việc quá tiết kiệm không phải là tiêu chí đầu tiên, bởi bạn có thể bỏ lỡ nhiều đặc sản địa phương hoặc những trải nghiệm đáng tiếc.

Khám phá cảnh sắc thiên nhiên đẹp mơ màng, tận hưởng cảm giác trải nghiệm tuyệt vời trên những vùng đất mới lạ, ngây ngất trước sức hấp dẫn độc đáo của những món ăn ngon độc đáo chỉ với một kinh phí tối ưu là điều hầu hết mọi du khách đều mong muốn và chờ đợi sau mỗi chuyến đi.

Vậy làm thế nào? Du lịch thường gắn liền với những khoản chi tiêu mà bắt buộc bạn phải suy nghĩ tới. Tuy nhiên làm thế nào để chi tiêu hợp lý, tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo được một chuyến đi trọn vẹn, đầy ắp niềm vui và hạnh phúc.

Dưới đây là kinh nghiệm chi tiêu được rút ra từ cách tính của rất nhiều du khách sau mỗi chuyến đi thú vị, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn:

Trước hết, có 2 khoản kinh phí bạn cần nghĩ tới đó chính là: tiền cố định và tiền phát sinh.

Tiền cố định luôn là vấn đề chính, quyết định cho mỗi chuyến đi du lịch của bạn. Muốn đi du lịch bắt buộc bạn phải có một khoản tiền cố định tiết kiệm. 

1. Tiền cố định

Tiền cố định bao gồm: vé máy bay, vé tàu xe, vé tham quan, chỗ nghỉ ngơi qua đêm. Trong đó: 

Vé máy bay (đối với những du khách di chuyển xa):

Cách tốt nhất để tiết kiệm được chi phí tối ưu bạn nên lên kế hoạch du lịch sẵn, trước thời điểm đi ít nhất 1 tháng bởi giá vé càng đắt khi bạn đặt càng cận ngày đi.

Hoặc du khách có thể săn những tấm vé máy bay giá rẻ vào những đợt các hãng hàng không đang có chương trình khuyến mại giảm giá (ví dụ như dịp tết dương lịch, dịp giáng sinh…).

Đây là khoảng thời gian đặt vé tốt nhất đối với những ai đang có ý định đi du lịch.

Vé tàu, xe: 

Vé tàu, xe là một trong những khoản tiền bắt buộc đối với hầu hết mọi du khách. Vé tàu, xe có thể bao gồm: vé di chuyển tới và vé di chuyển trong khu vực.

Với khoản này, muốn tiết kiệm đòi hỏi du khách phải có sự am hiểu về những địa điểm mình cần đến bằng cách học tập kinh nghiệm người đi trước, hoặc tra cứu tìm hiểu thông tin.

Tùy từng địa điểm mà bạn có thể lựa chọn những phương tiện di chuyển sao cho phù hợp, vừa tiết kiệm được chi phí tối ưu vừa thuận tiện. 

Vé tham quan:

Khoản này khó tiết kiệm vì được quy định cụ thể ở từng nơi. Giá vé tham quan hiện thường được áp dụng đối với một số địa điểm nhất định do đó bạn cần phải lưu ý.

Đừng bao giờ nghĩ tới việc đi chui vì có thể số tiền phạt cao hơn nhiều lần so với tiền vé.vé tham quan là vấn đề bạn nên nghĩ tới, đã có không ít du khách từng quên mất khoản này.  

2. Tiền phát sinh

Bên cạnh những khoản cố định bạn cần phải chi trả cho mỗi chuyến du lịch, ngoài ra bạn cần tính tới những khoản phát sinh sau: chi phí ăn uống thêm, mua sắm, vui chơi, tiền tip…

Riêng đối với khoản tiền này số tiền không cố định, đôi khi không nằm trong kế hoạch trước khi đi du lịch. Để tiết kiệm tối đa được chi phí ăn uống, mua sắm, vui chơi bạn cần tính toán được nhu cầu chi tiêu của mình và hoạch định được những thứ thiết thực cần mua.

Trước khi mua sắm hay ăn uống bạn nên tính toán kĩ, hỏi giá cả, thậm chí là mặc cả trước khi mua hàng hoặc thay vì chọn ăn ở quán to, sang trọng bạn có thể tìm đến những quán nhỏ cũng không kém phần hấp dẫn… 

Chỗ nghỉ ngơi:

Có nhiều loại hình cho bạn lựa chọn nhưng không nên ngủ bụi, đặc biệt khi du lịch nước ngoài. Bạn có thể ngủ ở sân bay trong trường hợp bất khả kháng, như bay tới là 11h đêm, hôm sau có chuyến bay sớm.

Còn khách sạn có nhiều loại giá rẻ, phòng ở ghép, kiểu nhà dân cho thuê lại. Để tính phí, bạn nên chọn loại cơ bản nhất với phòng có một giường và toilet.

Hoặc đơn giản bạn có thể kết hợp đi du lịch cùng nhiều người để đảm bảo độ an toàn và tiết kiệm chi phí hơn. Bởi giá mỗi phòng thường được tính theo mức giá chung quy định sẵn.

Chi phí ăn uống các bữa chính:

Đây là 2 khoản chi phí dễ phát sinh nhất, ngay cả khi bạn chọn nhà hàng, quán ăn lớn hay chợ hoặc thức ăn đường phố.

Vì thế để lên kinh phí cho chuyến đi, bạn tham khảo đồ ăn nước ngoài bao nhiêu một phần đủ no rồi tính ra, cộng thêm một khoản mà bạn cho phép phát sinh khi muốn ăn thêm.

Đi du lịch bạn nên dự trù và bỏ ra sẵn một khoản tiền cố định dành cho các bữa chính hoặc bạn có thể mang thức ăn theo, tính toán sao cho phù hợp nhất vừa chất lượng vừa tiết kiệm được một khoản đáng kể.

Vì tại những điểm du lịch ăn uống thường khá đắt đỏ. 

Tiền phát sinh khác:

Khoản này dùng khi cần như boa cho nhân viên phục vụ, hoặc cho tiền người hát rong…

Do vậy để có một chuyến đi du lịch hoàn hảo bạn cần phải tính kỹ lưỡng chi phí bao gồm cả tiền cố định và tiền phát sinh để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra như thiếu tiền, thậm chí tiền mất tật mang. 

3. Cách tham khảo những khoản kinh phí trên

- Tận dụng các tính năng của Google để tìm kiếm (cửa sổ ẩn danh). Bạn ngồi ở Việt Nam nhưng có thể đặt phòng tận châu Âu bằng cách lên các trang web booking khách sạn.

- Dùng những từ khóa tiếng Anh để tìm thứ bạn cần tìm hiểu.

- Muốn tìm hiểu quán ăn giá cả bao nhiêu nên vào Tripadvisor đánh địa điểm muốn kiếm rồi chọn nhà hàng.

- Sau khi tính ra số tiền cho từng mục chi trong một ngày, nhân lên với số ngày bạn sẽ ghi ra số tiền dự kiến cần phải chi.

- Đây là những khoản căn bản nhất, ngoài ra bạn cần cộng thêm một khoản phòng thân, khoảng gấp rưỡi số tiền dự kiến.

- Nếu đi nước ngoài nhớ mang theo thẻ visa và dặn dò bạn bè, người thân trợ giúp khi cần thiết.